Người dốt luôn tự cho mình là đúng
Khi gặp những mâu thuẫn, người thông minh dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu người khác hơn. Họ cũng có khả năng kết nối suy nghĩ và cân nhắc lại quan điểm của mình khi tranh luận. Họ kiên nhẫn, sẵn sàng lắng nghe và thay đổi ý kiến của mình nếu cần thiết.
Nhưng người dốt thì cực kỳ thích tranh cãi, họ chẳng chịu nhìn từ góc độ của người khác. Họ cũng không chấp nhận việc người khác giỏi hơn mình. Thế nên những người có kỹ năng kém chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn, đánh giá quá cao bản thân trong khi đánh giá thấp các kỹ năng và trí tuệ của người khác.
Người dốt luôn cho mình là giỏi hơn người khác
Người thông minh thích cho đi, không sợ mất và cũng không sợ bị người khác lấn lướt mình. Họ cố gắng giúp đỡ người khác cũng như truyền cảm hứng cho người khác để họ tốt hơn mình.
Ngược lại người ngu dốt cố gắng để được công nhận là giỏi hợn những người khác. Họ tin rằng bản thân tốt hơn những người khác và luôn tìm cách để phán xét người khác.
Người dốt luôn đổ lỗi lầm của mình cho người khác
Nếu bạn liên tục cố gắng đổ lỗi của mình sang người khác thì bạn đang chứng tỏ cho họ thấy sự ngu dốt của mình. Người càng thông minh và chân chính sẽ không bao giở đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm mà lúc nào sống có trách nhiệm.
Trong khi những người dốt thì làm ngược lại. Họ thích được người khác thương hại hơn là thừa nhận mình đã phạm sai lầm. Và họ sẽ đẩy trách nhiệm của mình cho người khác bất cứ khi nào có thể.
Hãy nhớ lúc bạn chỉ tay vào người khác thì cũng là lúc bạn nhận ra mình là người thiếu trách nhiệm.
Người dốt huոg hăոg và tức giận khi mâu thuẫn
Người thông minh cũng không tránh khỏi sự tức giận. Nhưng, họ học được cách kiểm soát cảm xúc và chấp nhận chúng để có một tâm trạng tốt hơn, trong khi người kém thôոg miոh thì luôn phản ứոg tức giận khi mọi chuyện khôոg theo ý mìոh muốn.
Người dốt khôոg quan tâm nhu cầu và cảm xúc của người khác
Người càng thông minh là người hiểu rõ sự đồng cảm. Họ không gạt bỏ cảm xúc và ý kiến của người khác, từ đó họ hiểu các quan điểm khác nhau và nhìn vào một tình huống từ nhiều khía cạnh, xem xét vấn đề một cách khách quan.