Sự phân hủy tự nhiên của các phân tử purin sinh ra axit uric. Chất này sẽ đi vào máu, được lọc tại thận và cuối cùng được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường tiểu.
Nồng độ axit uric trong máu có thẻ tăng cao gây ra chứng tăng axit uric máu. Axit uric dư thừa có thể tích tụ dưới dạng tinh thể trong các mô cơ thể, đặc biệt là các khớp xương và thận, gây ra bệnh gout, sỏi thận.
Dưới đây là một số thực phẩm có hàm lượng purin cao, gây ra tình trạng tăng axit uric trong cơ thể mà người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.
Thịt đỏ
Các loại thịt có hàm lượng purin từ mức độ vừa phải đến cao. Trong đó, nhóm thịt đỏ như thịt bò, cừu, ngan, lợn, vị... có hàm lượng purin cao. Purin có nhiều trong nước thịt, các loại súp, nước dùng và bất cứ món nào được chế biến từ thịt.
Nội tạng của các loại động vật cũng là nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao.
Trong khi đó, các loại thịt trắng như thịt ức gà có hàm lượng purin thấp hơn.
Hải sản
Hải sản cung cấp nhiều canxi, omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên, các loại hải sản như trai, cá cơm, sò điệp, cá mòi, các trích, cá thu, tôm hùm... có hàm lượng purin cao. Tiêu thụ nhiều hải sản sẽ làm tăng axit uric trong máu, làm tăng nguy cơ bị bệnh gout.
Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường fructose
Fructose được cho là một yếu tố có thể gây tăng sản xuất purin trong cơ thể. Frutose thường ở dưới dạng siro đường, siro ngô. Chất này được sử dụng nhiều trong các loại đồ ăn, đồ uống như kẹo, nước ngọt, đồ nướng.
Theo kết quả của một nghiên cứu được công bố trên Chuyên trang Viêm khớp dạng thấp, Mỹ năm 2008, những người uống nhiều nước giải khát có chứa frutose thường có nồng độ axit uric trong máu cao.
Bia, rượu
Một số loại bia, rượu có lượng axit uric cao. Rượu cũng có thể làm tăng sản xuất purin trong cơ thể đồng thời làm giảm khả năng loại bỏ axit uric thông qua việc bài tiết nước tiểu.
Theo một nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên tạp chí về Viêm khớp, Mỹ năm 2004, bia làm tăng axit uric gấp đôi so với các loại rượu mạnh. Bên cạnh đó, một số loại rượu có thể làm tăng nồng độ axit uric.
Một số loại rau
Đa số các loại rau có hàm lượng purin thấp. Tuy nhiên, có một số loại rau như rau bina, súp lơ, măng tây, đậu Hà Lan, đậu lăng... có hàm lượng purin cao hơn. Mặc dù các loại rau này có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể nhưng không thể nhiều bằng các loại thịt và hải sản. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sử dụng chúng với lượng vừa phải, không nên lạm dụng.