1. Tìm hiểu nguyên do khiến bạn khủng hoảng
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn lâm vào trạng thái “chẳng muốn làm gì”, trong đó phổ biến nhất là:
- Những thứ bạn sắp phải làm không phải là những gì bạn muốn làm.
- Thể chất của bạn đang mệt mỏi do ăn uống thiếu chất, thiếu ngủ, thiếu vận động, đang hoặc mới ốm dậy nên thấy không khỏe.
- Bạn thiếu tự tin, không biết liệu mình có thể làm tốt việc đó không nên không dám bắt tay vào làm.
Hãy suy nghĩ cẩn thận và trung thực với bản thân để tìm ra nguyên nhân chính xác, có vậy bạn mới có thể tìm cách khắc phục.
Ảnh: minh họa |
2. Tạo ra những điều kiện khiến bạn “không thể không làm” việc đó
Ví dụ, nếu bạn định sáng mai ra ngoài tập thể dục, hãy sắp sẵn quần áo tập ở đầu giường, để nó là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy sau khi thức dậy. Sau đó, gọi điện cho một người bạn và hẹn họ cùng đi tập với mình. Hoặc nếu bạn đang cần viết một báo cáo triển khai ý tưởng mới cho dự án của công ty, hãy nói về điều đó với sếp và đặt ra một hạn chót để hoàn thành. Có những điều kiện chắc chắn (quần áo nhắc nhở, người khác giám sát,…) sẽ khiến bạn có động lực thực hiện công việc mình phải làm hơn.
3. Chăm sóc cho cơ thể
Đôi khi, không phải cứ cắm cúi làm việc liên tục là có thể đem lại hiệu quả. Giống như một cỗ máy đã hoạt động quá lâu, bạn cũng cần nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cũng như động lực tiếp tục “chiến đấu”. Nếu đang trong trạng thái mệt mỏi, đừng ngần ngại dành vài phút co duỗi chân tay, uống một tách trà trong khi ngắm khu vườn hoặc đi dạo ở đâu đó. Xem lại chế độ ăn của bạn: đã đủ chất chưa, giờ giấc khoa học chưa. Dành thời gian chăm sóc cơ thể sẽ khiến bạn thư giãn rất nhanh để lấy lại nguồn năng lượng đã mất của mình.
4. Nhìn lại những gì bạn đã hoàn thành
Mỗi công việc đều có các giai đoạn: Giai đoạn đầu hứng khởi, giai đoạn giữa bớt hứng khởi hơn một chút nhưng vẫn còn động lực và giai đoạn gần hoàn thành – bạn đang ở chính giai đoạn khó khăn này. Khi đó, bạn đã mệt mỏi vì phải thực hiện một khối lượng công việc đồ sộ mà vẫn chưa tới đích. Hãy nhìn lại những gì đã hoàn thành, bạn sẽ thấy mình đã chăm chỉ như thế nào, và chỉ cần một chút bứt phá nữa thôi là có thể đón nhận thành quả.
5. Chia nhỏ những mục tiêu còn lại
Đôi khi chúng ta mất động lực vì đặt ra mục tiêu quá lớn ngay từ đầu. Vì thế, khi tâm trạng trở nên chán nản mà còn cả tá việc phải làm, hãy thử chia nhỏ những mục tiêu còn lại ra và hoàn thành từng bước một . Bạn có thể lập danh sách, rồi gạch dần những việc đã xong để có được “cảm giác” đang dần về đích. Nhìn thấy kết thúc đang ở trước mắt sẽ khiến bạn muốn “chạy” nhanh hơn để chạm vạch chiến thắng.
6. Luôn nghĩ đến mục đích ban đầu
“Mỗi khi muốn từ bỏ, hãy nghĩ về lí do đã khiến bạn bắt đầu”. Luôn nghĩ về mục đích sẽ khiến bạn có thêm động lực, đồng thời giữ mình đi đúng hướng. Hãy nhớ rằng, bạn làm việc đó trong bao lâu không quan trọng bằng bạn có đang tiếp tục làm hay không. Đi chậm cũng được, miễn là đừng dừng lại.
Cổ nhân dạy về 7 người bạn quý giá “có không giữ mất đừng tìm” (Xi nhan) - (Phunutoday) - Đừng vì mải mê chạy theo những mối quan hệ xã giao màu mè mà bỏ quên những người bạn thực sự cần trân trọng… |
8 kiểu phụ nữ dễ trở thành "người thứ ba" (Xi nhan) - (Phunutoday) - Tại sao nhiều người phụ nữ lại muốn ngả vào vòng tay của người đàn ông đã có gia đình? Dưới đây là 8 trường hợp điển hình. |
3 thất bại lớn nhất trong đời người phụ nữ (Xi nhan) - (Phunutoday) - "Đàn bà hơn nhau là ở tấm chồng", nhiều người quan niệm phụ nữ thất bại là khi lấy "nhầm" người chồng thất bại... |
8 con đường nhanh nhất đưa bạn đến cuộc sống thất bại (Xi nhan) - (Phunutoday) - "Quan trọng không phải là bạn đứng ở đâu mà là bạn sẽ đi đâu", những con đường này sẽ khiến bạn chuốc lấy thất bại tất yếu... |