6 sai lầm tai hại khiến bếp gas NỔ TUNG BẤT CỨ LÚC NÀO, điều số 2 hầu như nhà nào cũng mắc phải

12:19, Thứ sáu 23/11/2018

( PHUNUTODAY ) - Bình gas trong nhiều gia đình vô tình trở thành "quả bom" gây ra những vụ nổ kinh hoàng khiến nhiều người t.ử v.ong, không ít người tàn tật vì bỏng nặng... Thế nhưng dường như nhiều người vẫn khá lơ là trong việc sử dụng và bảo quản bếp ga.

1. Sử dụng bếp gas quá cũ

Những chiếc bếp gas quá cũ là mầm mống nảy sinh những tai nạn không đáng có. Có thể là do lâu ngày, bếp xuất hiện những vết rỉ rét gây rò rỉ khí ga trong quá trình nấu, hoặc cũng có thể xảy ra hiện tượng chập điện gây cháy nổ rất nguy hiểm. Giá thành của một chiếc bếp gas hiện nay không quá đắt đỏ, bạn có thể sắm mới nếu cảm thấy không an toàn.

luu-y-khi-dung-bep-ga-phunutoday4

Bình gas, bếp gas cũ, bị mòn, han gỉ… đều là quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy lựa chọn mua bình gas, bếp gas từ các hãng sản xuất có uy tín, kiểm tra, lắp đặt cẩn thận để yên tâm hơn khi nấu nướng hàng ngày.

2. Không thay dây dẫn nối bình gas với bếp bị rò rỉ

luu-y-khi-dung-bep-ga-phunutoday8

Sau thời gian sử dụng, hoặc dùng loại dây chất liệu kém thì dây dẫn kết nối giữa bình và bếp gas có thể bị nứt, vỡ, hở gây nên tình trạng rò rỉ khí gas ra bên ngoài. Đây được xem là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ gas nhất. Vì thế, để đảm bảo an toàn, nên mua dây dẫn chính hãng và thường xuyên kiểm tra dây dẫn trước khi nấu bạn nhé.

3. Đặp bếp gas ở chỗ thông thoáng, bình gas cách bếp ít nhất 1 - 1.5m

Đặt bình gas ở chỗ thông thoáng như gần cửa sổ, bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng. Bình gas phải được đặt cách bếp từ 1 đến 1,5 m, tuyệt đối không đặt ngay dưới bếp. Cửa tủ đặt bình gas phải luôn luôn được mở, hoặc tháo hẳn để dễ quan sát, tránh chuột vào làm tổ hoặc gặm ống dẫn. Ngoài ra, bình ga gần phải đặt thẳng đứng, cách ổ điện và nguồn điện ít nhất một mét.

4. Không chú ý tới bếp gas khi nấu ăn

Đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp. Không để giấy tờ, giẻ bắc nồi, chai nhựa cạnh bếp để tránh bị bắt lửa. Tuyệt đối không để thuốc diệt côn trùng gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.

Trong quá trình sử dụng, nhiều trường hợp đun thức ăn nhiều gây trào ra ngoài làm tắt lửa nhưng sau đó quên không tắt bếp khiến cho gas vẫn bị rò rỉ ra ngoài nên cũng rất nguy hiểm vì môi trường gas có thể phát nổ khi gặp phải các tia lửa điện từ công tắc hoặc bật lửa.

5. Quên khóa van bình gas sau khi sử dụng

luu-y-khi-dung-bep-ga-phunutoday2

Đây là thói quen rất xấu mà hầu như ai cũng mắc phải. Mọi người thường quên khóa van bình gas sau mỗi lần dùng bếp. Đã có trường hợp bình gas không khóa van, khí đầy trong dây dẫn một thời gian dài, sẽ khiến khí gas rò rỉ, gặp tia lửa điện gây hỏa hoạn. Để an toàn tuyệt đối, hãy chú ý đóng van gas cẩn thận sau khi nấu ăn, khóa gas trước khi tắt bếp theo đúng quy trình.

6. Sử dụng nồi, chảo có kích cỡ không phù hợp

Đây chính là một trong những sai lầm khi sử dụng bếp gas. Nồi, chảo có kích cỡ không phù hợp sẽ khiến bếp gas khó điều chỉnh được ngọn lửa, vòng lửa trào rộng ra, làm nóng bình gas, tiếp xúc với các bộ phận của bếp gas, làm giảm độ bền của bếp hoặc gây cháy nổ.

luu-y-khi-dung-bep-ga-phunutoday

Do đó, để bảo vệ chính mình và người thân, khi nấu ăn với bếp gas cần phải lưu ý sử dụng nồi chảo hợp lý để tăng độ bền cho bếp và vật dụng nấu.

Đặc biệt, khi phát hiện ra dấu hiệu lạ như ngửi thấy mùi ga đặc trưng, bạn cần phải hết sức cẩn thận. Bởi lúc này chỉ cần một tia lửa điện nhỏ như bật các thiết bị điện như đèn, quạt, điện thoại di động cũng có thể làm bùng cháy lớn. Cách giải quyết lúc này là:

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc