Đó là bởi tất cả khách hàng, trừ những người có nhu cầu đặc biệt hoặc những ai bị ngành công nghiệp này đánh lừa, đều hiểu biết và tìm đến những gì cốt lõi nhất của một chiếc smartphone – tính năng phần cứng và phần mềm ổn định. Trang công nghệ Cnet đã tổng hợp lại một số sai lầm của các nhà sản xuất smartphone trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhỏ hơn không phải là tốt hơn
Trước khi uống thuốc tăng trưởng, các smartphone cũ đi theo xu hướng thu gọn mình lại. Kết quả là những thiết bị nhỏ xíu và có thể dễ dàng nhét vào trong túi. Palm và chủ mới sau này là HP đã không nắm bắt được xu thế mới và tiếp tục đi theo con đường ấy, cho ra đời chiếc HP Veer 4G với màn hình chỉ 2.6 inch. Với kích thước như vậy, đến quay số điện thoại còn khó chứ chưa nói đến những công việc "phức tạp" như đọc email. Có thể nói đây là chiếc smartphone "quá đáng" nhất của thể loại "nhỏ không chịu được".
Màn hình đôi
Cuối năm 2010 và đầu 2011, có một nhà sản xuất đã nghĩ rằng điều mà khách hàng cần không phải là kích thước, mà là số lượng màn hình trên một chiếc điện thoại. Ý tưởng ấy đã cho ra đời chiếc Kyocera Echo – một chiếc smartphone có thể mở ra như quyển sách để lộ 2 màn hình lớn, mục đích là nhằm biến chính mình thành một máy tính bảng. Có lẽ hãng điện tử Nhật Bản này đã không hề quan tâm đến viền màn hình ở chính giữa là một điều khó chịu, hơn nữa chế độ màn hình đôi cũng chỉ hoạt động với một số ứng dụng nhất định.
Cái gì cũng 3D
Chắc hẳn bạn đọc còn nhớ có một thời gian 3D làm mưa làm gió trên tất cả các lĩnh vực công nghệ. Với chiếc Evo 3D và Thrill 4G, HTC và LG đều có một ý tưởng chung đó là 2 module camera ở đằng sau để chụp ảnh và quay phim">phim 3D HD. Cùng với đó là một số tựa game">game 3D cũng được giới thiệu. Vấn đề nằm ở chỗ chẳng ai tỏ vẻ quan tâm đến chúng.
Điện thoại facebook
Ai cũng thuộc câu "thất bại là mẹ thành công". Thế nhưng đến một lúc nào đó, có lẽ bạn nên dừng lại. Facebook và HTC hợp tác với nhau rất nhiều lần để tạo nên một chiếc điện thoại Facebook nhằm thúc đẩy sự phát triển của mạng xã hội này.
Nỗ lực đầu tiên mang đến bộ đôi HTC Status (hay còn có tên ChaCha) và HTC Salsa. Hai điện thoại này đều có nút Facebookở mặt trước cho phép truy cập.
Điện thoại có giá đỡ
Sự thật đáng buồn là giá đỡ chưa bao giờ được đón nhận. Chúng chỉ trở thành trào lưu trong một thời gian rất ngắn nhưng HTC vẫn tiếp tục công nhận nó là một đường nét thiết kế của dòng Evo, ví dụ điển hình là chiếc Evo 4G LTE. Mặc dù tính năng thì không thể phủ nhận và thiết kế cũng không đến nỗi nào, giá đỡ vẫn không thể trở thành một hiện tượng thành công.
WiMax
Sprint là nhà mạng đầu tiên mang 4G đến nước Mỹ với cánh chim đầu đàn HTC Evo 4G. Tuy nhiên trước đó nhà mạng này đã chọn một bước đi sai lầm khi mà công nghệ LTE đã và đang trở thành chuẩn kết nối mới trên toàn cầu. Giờ thì kết nối LTE của Sprint đang khá chập chờn và những người dùng WiMax trước đây đang là những người phải gánh chịu nhiều nhất nỗi đau khổ này.