Giấu diếm những mong muốn
Thời gian đêm đến là lúc vợ chồng dành cho nhau, cũng là lúc cần để chia sẻ và giao tiếp với nhau. Theo một chuyên gia tình dục học của Mỹ, vợ chồng sẽ càng gắn bó hơn khi có thể chia sẻ với nhau những mong muốn thầm kín. Như khi cả hai nói với nhau mình thích đối phương làm điều gì, càng thầm kín càng giúp gần gũi hơn. Không chỉ là ở nhu cầu chia sẻ, khi các giác quan được gợi mở, cả hai sẽ đồng điệu về tâm hồn, dễ thấu hiểu và đáp ứng nhau. Và đương nhiên, những chia sẻ mong muốn cũng nên có chừng mực để không gây áp lực cho nhau.
Không ai có thể thấu hiểu ai hết hoàn toàn, dù là từng ở cạnh nhau lâu thế nào. Cuộc sống càng tiếp diễn, con người cũng sẽ thay đổi từng chút một. Việc thấu hiểu mong muốn của nhau để đảm bảo rằng vợ chồng luôn nhìn thấy nhau dù có trải qua chuyện gì, gắn kết càng bền chặt.
Đi ngủ vào những khoảng thời gian khác nhau
Marcia Berger, nhà tâm lý học và là tác giả cuốn 30 phút để có mối quan hệ mà bạn luôn mong muốn giải thích, một trong những yếu tố để duy trì tình cảm trong mối quan hệ là khoảng thời gian hai người gần gũi, chia sẻ, nói chuyện với nhau trước khi đi ngủ, sau một ngày dài mệt mỏi ở bên ngoài.
Nếu tình trạng mỗi người đi ngủ vào một giờ khác nhau kéo dài thì vấn đề lúc này không chỉ nằm ở phạm vi thói quen sinh học mà cả hai đang tự tạo ra rào cản, khoảng cách về mặt tình cảm, nhu cầu sinh lý cho nhau.
Thiếu quan tâm đến thời gian, thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ của nhau
Nếu bạn thường xuyên xem truyền hình, lên internet hay làm việc riêng khi đã đến giờ chồng hoặc vợ của bạn chuẩn bị đi ngủ, thì bạn nên thay đổi.
Có thể bạn nên di chuyển ra khỏi phòng ngủ chung để tránh gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến người bạn đời, hoặc tốt hơn là hai người cần thống nhất để thay đổi và sắp xếp lại thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ để không xảy ra những xung đột không đáng có.
Không nói gì, hoặc nói rất ít với nhau
Sẽ không ai có thể đổ lỗi nếu bạn chỉ muốn lên giường đi ngủ sau một ngày dài làm việc, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, việc này không nên diễn ra thường xuyên vì nó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kết nối giữa bạn và người bạn đời.
Mọi hoạt động trong hôn nhân đều là sự xây dựng, bạn không cần phải đợi có những điều hay mới nói chuyện, thay vào đó bạn hoàn toàn có thể trò chuyện về những điều đang khiến bạn mệt mỏi, chán nản để tìm được sự đồng cảm.
Giả vờ hay quá xem trọng chuyện “lên đỉnh”
Trong chuyện ái ân vợ chồng, hãy thành thật với nhau, nếu không rất dễ khiến cả hai không còn ham muốn. Đừng xem việc gần gũi chỉ để thỏa mãn đối phương, làm cho có. Hãy xem chuyện ấy là một phương thức để hiểu rõ hơn về bạn đời, khám phá xem điều khiến họ thỏa mãn và hạnh phúc nhất là gì. Tình dục là thăng hoa cảm xúc, không phải là ràng buộc sinh lý.
Nếu bạn cảm thấy bạn đời chỉ giả vờ thể hiện cảm xúc, bạn nên tinh tế để họ hiểu trong tình dục không lên đỉnh được là bình thường. Khi nghe điều này, họ sẽ không thấy áp lực nữa.
Áp lực vì tần suất
Theo kết quả một nghiên cứu khoa học, tần suất làm “chuyện ấy” vài lần một tuần sẽ tạo cảm xúc hạnh phúc hơn tuần suất ít hơn. Dù vậy, tần suất này cũng tùy vào mong muốn và thỏa mãn của từng cặp đôi. Có nghĩa là không quan trọng nhiều hay ít, mà là chất lượng.
Nếu bạn cảm thấy áp lực vì chuyện gần gũi, có thể trao đổi và tìm hướng giải quyết cùng bạn đời.