7 điều hủy hoại cuộc đời của một đứa trẻ cha mẹ cần phải bỏ ngay

09:58, Thứ sáu 08/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Nuôi dạy trẻ trở thành một nhân tài là điều không dễ, thế nhưng chỉ cần phạm phải 7 việc sau đây thì bạn đã vô tình hủy hoại con rồi đấy!

 Khiến con trẻ cảm thấy tự ti 

Đừng bao giờ khiến con bạn cảm thấy mình luôn kém cỏi, không làm được gì, ví như học tập kém, tướng mạo xấu, giao tiếp xã hội không được, làm việc nhà cũng không xong. Trẻ tự nhiên sẽ cảm thấy mình đang khiến người nhà phải mệt mỏi, khổ sở, đang trở thành một gánh nặng.

Thường xuyên so sánh con với người khác

Nhiều bậc cha mẹ thường hay lấy điểm tốt của trẻ khác để kích thích con mình, cũng mong con mình làm được như người khác. Ngày nhỏ hẳn bạn đã phải nghe rất nhiều lần câu này: “Xem con nhà người ta kìa!“. So sánh, phân bì là một trong những cách “huỷ diệt” tâm hồn một đứa trẻ nhanh nhất. Đứa trẻ nào cũng đều có điểm mạnh, điểm yếu, hãy đối xử với chúng thật công bằng.

dua-tre-2

Nói chuyện với con trẻ bằng khẩu khí không ôn hòa

Nhiều ông bố, bà mẹ thường quen cách nói chuyện áp đặt, dùng mệnh lệnh với con cái. Họ quên mất rằng mỗi đứa trẻ hoàn toàn có quyền nhận được sự tôn trọng. Không thương lượng, âm lượng nói ra dữ dằn đến trên 70 Đề-xi-ben, dùng nhiều lời châm chọc, móc máy… hầu như bậc phụ huynh nào cũng từng một lần phạm phải điều đó khi giao tiếp với con mình. Đôi khi những lời lẽ nặng nề hơn tựa như mạt sát cũng có thể bột phát ra trong một phút không giữ được bình tĩnh như: “Đồ bất hiếu“, “Sao lại sinh ra mày chứ!“, “Đồ óc bã đậu“…

Quyết định thay con mọi thứ

Nếu trẻ có nhật ký, nhất định phải kiểm tra; nếu chúng có thư từ, nhất định phải tra hỏi. Làm vậy có thể khiến trẻ có cảm giác chúng chỉ là con rối, không có chút tự do.

Những đứa trẻ bị người khác nghi ngờ chắc chắn sẽ không thể nào hăng hái phấn đấu.

1

Nói xấu con trước mặt mọi người

Trước mặt người ngoài (bạn học, bạn bè hoặc hàng xóm) mà bạn bêu xấu con, châm chọc con, khiến con xấu hổ không biết giấu mặt đi đâu.

Từ góc độ tâm lý, làm vậy khiến trẻ sợ xã hội, xấu hổ trước mọi người. Tâm lý đó sẽ khiến trẻ sau này khó đứng vững trong xã hội.

“Đắp nặn” hình tượng bản thân thành mẫu người hy sinh vì gia đình, khiến trẻ có cảm giác tội lỗi

Một người có cảm giác tội lỗi thì thường chọn cách bỏ cuộc, buông xuôi mọi thứ.

Phương pháp giáo dục sai lầm này cụ thể là: Thường xuyên nói với trẻ, từ khi có chúng, ngay cả phim bạn cũng không được xem. Bạn phải buồn phiền, mệt mỏi đến phát ốm vì chúng. Hoặc là nói: nếu không phải chăm sóc chúng, sự nghiệp của bạn đã thành công lâu rồi.

dua-tre-3

Giận cá chém thớt

Ở ngoài đường, bạn phải chịu bao nhiêu áp lực: Công việc không thuận lợi, sếp không vừa lòng, đồng nghiệp dè bỉu, nói xấu… Về đến nhà, bạn liền phát cáu, trút hết bực dọc lên người con cái. Dù con không có lỗi nhưng bạn vẫn quát mắng, còn cấm con không được khóc. Làm vậy sẽ gây tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến chúng càng tự ti, hơn nữa còn góp phần khiến chúng nghĩ mình không phải là người tốt.

Tuy có thể trước đây, bạn từng phạm phải 7 điều này nhưng vẫn còn kịp nếu biết tác hại của chúng và thay đổi. Đừng làm một người cha, người mẹ thất bại, vô tình hủy hoại những đứa con đáng yêu của mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc