7 sai lầm khi dạy con biến trẻ thành một đứa trẻ kém cỏi, bạc nhược khi trưởng thành

18:06, Thứ bảy 30/03/2019

( PHUNUTODAY ) - Người xưa thường bảo “thương cho roi cho vọt”, tuy nhiên cách dạy này sẽ gây ảnh hưởng không tốt với bé khi lớn lên.

Trừng phạt bằng đòn roi

Nhiều cha mẹ tin rằng đòn roi là cách kỷ luật tốt nhất cho con trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc lạm dụng thể chất dẫn đến rất nhiều hậu quả, trong đó có hành vi chống đối xã hội, rối loạn tâm lý, nghiện rượu bia và chất kích thích.

Hay so sánh trẻ với “con người ta”

Việc so sánh con với những người khác là điều nhiều cha mẹ mắc phải. "Jack ngoan thế kia mà sao con hư vậy!", "Emily có thể đếm đến 100, còn con thì chỉ đếm được đến 10"...

Các nhà tâm lý học cho rằng cha mẹ không nên lặp lại sai lầm này bởi việc so sánh như vậy sẽ hạ thấp lòng tự trọng và giá trị của trẻ. Nó cũng tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái bởi chúng cảm thấy bị mất niềm tin. Trẻ cần tình yêu thương và sự ủng hộ của cha mẹ trong mọi tình huống. Vì vậy hãy nói với con những điều tích cực, tránh khiến trẻ thất vọng hay chán nản.

Không nên quát mắng con

Không nên quát mắng con

La hét đối với con

Hãy tưởng tượng rằng con bạn đang làm sai. Bạn yêu cầu chúng bình tĩnh một lần, hai lần, ba lần rồi không chịu được. La hét thực sự là một phương pháp hiệu quả giúp chúng ta thoát khỏi cảm xúc sôi sục trong vài giây. Và một số phụ huynh tin rằng la hét là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề ngay lúc đó. Nhưng cha mẹ đã bao giờ tự hỏi về hậu quả của kiểu nuôi dạy con như vậy chưa?

Thực tế, la hét có thể khiến hành vi của trẻ trở nên tệ hơn, thậm chí đó còn là nguyên nhân của chứng trầm cảm ở trẻ.

Kỳ vọng quá cao

Không có cha mẹ nào muốn con mình trở thành kẻ thất bại. Tuy nhiên, một số người lại đặt ra kỳ vọng quá cao. Những kỳ vọng sẽ thúc đẩy trẻ thể hiện tốt hơn, nhưng nếu mục tiêu không thực tế, trẻ có thể mắc các chứng rối loạn như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng.

Ryan Hong, một nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore, giải thích: “Trẻ em trở nên sợ mắc lỗi khi cha mẹ mong chúng hoàn hảo. Hãy dành chút thời gian và suy nghĩ xem liệu bạn có đốc thúc con nhiều hơn mức cần thiết hay không".

Hãy cho con nói lên suy nghĩ của mình không nên áp đặt

Hãy cho con nói lên suy nghĩ của mình không nên áp đặt

Thường xuyên dọa dẫm

Đôi khi phụ huynh tỏ ra hung dữ để trẻ sợ và điều chỉnh hành vi. Ví dụ: "Nếu con không ngừng lại, mẹ sẽ vứt con cho người đàn ông kia và ông ta sẽ nhốt con đấy!". Chiến thuật dạy con này có thể khá hiệu quả, nhưng các nhà tâm lý học khuyên phụ huynh không nên dùng.

Các nhà khoa học giải thích rằng, trẻ em không thể nghĩ về hành vi của chúng khi chúng sợ hãi. Trẻ cũng sẽ sợ cảnh sát, bác sĩ và những người khác mà cha mẹ sử dụng cho mục đích này. Hơn nữa, chúng sẽ sợ hãi nhiều hơn khi não bộ đã quen xử lý nhanh thông tin gây sợ hãi. Do vậy, tốt hơn là tìm những cách khác với kết quả có lợi hơn để kỷ luật con trẻ.

Không để con chơi nhiều trò sáng tạo

Nếu bạn nghĩ ra nhiều trò kích thích sự sáng tạo của con từ ngày nhỏ, chưa chắc lớn lên nó sẽ trở thành họa sĩ hay nhạc sĩ. Tuy nhiên, bạn có cơ hội giúp con tìm ra sở thích và sở trường thông qua việc tham gia nhiều hoạt động, từ đó tập trung phát triển thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, việc nghịch sáp nặn hay vẽ tranh sẽ giúp phát triển trí tưởng tượng và sự thông minh của trẻ, giúp hai mẹ con gần gũi với nhau hơn.

Không nên la mắng trẻ

Không nên la mắng trẻ

Quá nghiêm khắc

Nhiều người quan niệm rằng đặt kỳ vọng vào trẻ càng cao càng tốt. Tuy nhiên, khi bạn quá khắt khe và thường mắng nhiếc trẻ vì những lỗi nhỏ, kết quả có thể trái ngược với những gì bạn mong muốn. Trẻ sẽ dần xa cách bố mẹ, gặp nhiều vấn đề về hành vi và sự phát triển.

Chẳng hạn, việc bị phạt nặng vì điểm thấp chỉ khiến trẻ ngày càng chán học. Hình phạt và phần thưởng chỉ nên đặt ra cho những thứ thực sự quan trọng. Điểm thấp hay chiếc cốc bị vỡ không nên nằm trong danh sách đó.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc