8 thói quen cần tránh ở trẻ khi ăn uống

09:11, Chủ nhật 03/07/2011

( PHUNUTODAY ) - Không có bữa cơm nào mà bố mẹ không phải mắng bé Bi vì tội là bé cứ hay ngậm cơm trong miệng. Đó không chỉ là vấn đề thời gian ăn cơm đâu mà còn là về việc tiêu hóa của bé nữa.

Ăn uống đúng cách đôi khi còn quan trọng hơn là ăn gì
Ăn uống đúng cách đôi khi còn quan trọng hơn là ăn gì

Thói quen 1: Ăn quá no trong một thời gian dài

Ăn quá no trong một thời gian dài sẽ có thể dẫn đến sự sinh trưởng của một số tế bào có hại cho não, chúng tích lũy trong não và dần dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch não. Thời gian dài, tế bào não bị thiếu oxy và chết dần, khiến chức năng não suy giảm, thậm chí làm giảm trí thông minh.

Uống phềnh bụng, uống căng bụng là uống quá nhiều trong một thời gian ngắn, có thể làm cho dạ dày bị dãn cấp tính, dịch vị cũng bị loãng, đồng thời với lượng nước quá lớn, trong phút chốc tuôn trào vào máu và các tổ chức cơ thể khác, có thể gây phù, thậm chí bị phù não lại càng thêm nguy hiểm. Chính vì vậy, không nên cho trẻ ăn căng bụng, uống lồi rốn trong một thời gian ngắn, sẽ có hại cho việc phát triển cơ thể của trẻ.

Thói quen 2: Không ăn bữa sáng

Không có thói quen ăn sáng làm đường trong máu của mỗi người thấp hơn mức bình thường, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho não bộ, lâu dần gây hại cho não của bé. Ngoài ra, chất lượng bữa sáng có liên quan mật thiết đến trí lực của con người. Theo kết quả nghiên cứu, trẻ em ăn sáng có protein cao thì tư duy tốt hơn.

Thói quen 3: Ăn vặt

Chocolate là món ăn vặt ưa thích của trẻ
Chocolate là món ăn vặt ưa thích của trẻ
Bé đang tuổi lớn nên rất thích ăn vặt , nhất là ăn bánh kẹo thường xuyên . Cha mẹ không nên tập cho bé ăn thức ăn có quá nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như kẹo dẻo, chocolate, nho khô... Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại cho răng , bé dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Cha mẹ nên hạn chế số lần bé ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng. Vi khuẩn ở các mảng bám trên răng tạo nên những axit có hại từ 20 đến 40 phút sau khi bé ăn.

Thói quen 4: Ngậm thức ăn

Một số bé có thói quen ăn ngậm bất kể bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu của bé vì thói quen này khi bé ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên bé càng thích ngậm lâu hơn nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng nhanh chóng hàm răng của bé.

Do đó cha mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa chơi hoặc xem TV. Có thể thời gian đầu, sẽ thấy dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải tập trung xem TV hay quảng cáo mà quên nhai nuốt và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi bé không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến bé chán ăn, hay ngậm.

Thói quen 5: Ăn vội vàng

Nếu trẻ ăn quá nhanh, cơm và thức ăn chưa được nhai kỹ trẻ đã nuốt, khiến dạ dày phải làm việc tần suất cao để co bóp, nghiền nát thức ăn. Lúc này, men tiêu hóa chưa được tiết ra đầy đủ số lượng, nên thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và nước bọt chưa hòa trộn được vào thức ăn, men tiêu hóa chưa thể phát huy tác dụng được, điều này ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn; sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác.

 Vì vậy, trẻ ăn cơm, phải ăn chậm nhai kỹ, mỗi bữa ăn phải mất khoảng 20 phút, để ruột và dạ dày có thời gian tiết đầy đủ các dịch tiêu hóa, đảm bảo thức ăn ăn vào được tiêu hóa tốt, hấp thụ được hoàn toàn, và tạo thành một khối rồi mới đưa vào dạ dày, ruột. Như vậy, giảm nhẹ được gánh nặng của dạ dày và đường ruột một cách tương ứng.

 Đồng thời thức ăn được nhai kỹ, nhai đầy đủ còn giúp cho xương hàm phát triển, tăng cường sức đề kháng cho răng và vùng quanh răng; có thể làm cho trẻ cảm nhận được vị ngọt của thức ăn mà trẻ đang nhai, từ đó cảm thấy ngon miệng và muốn ăn.

Thói quen 6: Đi ngủ với một loại đồ uống

Không nên để cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệng những lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm.

Khi con mình bước vào tuổi đi nhà bé, mẫu giáo, các bậc cha mẹ thường sợ bé bị suy dinh dưỡng nên có thói quen cho con bú thêm một bình sữa nữa trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc có bà mẹ cho bé lên giường ngủ với một bình sữa hay bình nước pha với đường thay cho sữa để bé khỏi quấy khóc,  bé ăn xong là ngủ luôn. Việc làm này không ngờ lại gây hậu quả là bé dễ bị sâu răng do bú bình là một dạng sâu răng nặng thường gặp ở bé bú bình.

Do đó khi ngủ, không nên cho bé ngậm bình sữa, vì có thể bé không nuốt hết, sữa đọng trong miệng bé rất lâu  suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần gây hại hàm răng của bé.

Thói quen 7: Vừa ăn vừa xem

Vừa ăn vừa ghếch mắt lên xem tivi - thú vui khó bỏ của bé
Vừa ăn vừa ghếch mắt lên xem tivi - thú vui khó bỏ của bé
Trẻ em khi ăn, công việc chủ yếu của não là cần chi phối tốt dạ dày và đường ruột, tăng cường việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho dạ dày và đường ruột, tiến hành tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nếu vừa ăn vừa đọc sách, xem báo, vùng đại não chủ yếu phụ trách việc ghi nhớ và học tập cũng phải đòi hỏi được cung cấp đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng, lượng máu đưa đến dạ dày và đường ruột sẽ bị hạn chế, giảm sút, mà lượng máu đại não cần cũng không đáp ứng nổi, kết quả là, dẫu có xem sách, xem báo thì cũng không nhớ được gì, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng của dạ dày, đường ruột, và sự nghỉ ngơi của não, gây nên hiện tượng trí nhớ bị suy giảm. Cho nên, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem sách báo, đó là một thói quen có hại, cần tránh.

Thói quen 8: Mút ngón tay

Hiện nay thói quen mút ngón tay của bé ngày một phổ biến, mút tay là một thói quen xấu nhưng lại rất thường gặp ở bé nhỏ có ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

Mặc dù hầu hết các bé đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít gây  hậu quả nghiêm trọng . Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra ngoài, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm.

 Trong quá trình mút ngón tay, mút tay thường khiến răng cửa hàm trên của bé mọc nhô về phía trước. Mức độ nhô và lệch lạc của răng phụ thuộc vào số lần mút tay trong ngày, thời gian kéo dài của mỗi lần mút và vị trí mà bé đặt ngón tay.

Những bé mút tay nhiều và trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ tạo ra những vết chai tay rất xấu. Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán , ngoài ra, bé có thể dễ bị nấm móng tay, nổi đỏ, sưng tấy, móng tay dễ gãy...
  • Thảo Trần
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc