Không nói về những đứa trẻ
Trong khi các bà mẹ nhiều nước thường kể về việc khổ sở nuôi con thì phụ nữ Nhật lại giữ điều này như một sự riêng tư và chỉ chia sẻ với những người thân nhất. Với phụ huynh ở Nhật, việc kể lể con bạn chơi cho đội bóng này hay học ở trường kia có thể là một điều khoe khoang. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con ở Nhật có nhiều áp lực. Bởi cha mẹ luôn mong muốn và tìm cách dạy dỗ con làm sao để bé vào được ngôi trường mơ ước, đặc biệt việc chuẩn bị cho các kỳ thi thường rất nhiều lo lắng.
Gần gũi con nhưng không ôm
Các bà mẹ Nhật đưa con đi khắp nơi bằng cách địu con trên người. Thậm chí, các ông bố cõng con sau lưng khi đi trượt tuyết. Đây là biểu hiên sự gần gũi của cha mẹ với con cái, chứ không phải bằng những nụ hôn hay những cái ôm. Trong hầu hết các gia đình, mọi người ngủ chung, cha mẹ nằm hai bên còn con nằm giữa. Bên cạnh đó, các bà mẹ Nhật vẫn thường đưa con đến phòng tắm công cộng đây là một cách để "tiếp xúc da" giữa mẹ với con.
Luôn nghĩ cho người khác
Các phụ huynh Nhật Bản muốn cho con cái hiểu, trong cuộc sống phải luôn nghĩ cho người khác, có cách ứng xử phù hợp để giúp giữ bầu không khí ôn hòa. Bất cứ nơi nào bạn đến như nhà hàng, viện bảo tàng, chợ, siêu thị hoặc các làn đường dành cho người đi bộ, trẻ em Nhật đi rất chậm và không chen lấn, xô đẩy, không vội vã, ồn ào nói chuyện.
Lưu ý nơi trẻ có thể chạy nhảy, vui đùa
Vào mùa hoa anh đào nở, các gia đình ở Nhật thường tổ chức đi ăn uống, pinic dưới các gốc cây. Với người Nhật đây được gọi là hanami. Những đứa trẻ sinh ra đều có bức ảnh đầu tiên dưới hoa anh đào. Các công viên và khu vườn ở Nhật được thiết kế rất đẹp và ấn tượng, bảo vệ cẩn thận. Những nơi trẻ có thể chạy nhảy và vui chơi được quy định để tránh làm ảnh hưởng đến hoa và cây trồng.
Luôn nói sự thật với con
Có nhiều người sẽ nghĩ: “Trẻ nhỏ biết gì chuyện người lớn mà phải nói thật với trẻ.” Nhưng không, trừ những trường hợp đặc biệt bạn phải nói dối trẻ thì bạn mới nói, và phải luôn chú ý cách nói chuyện để tránh trường hợp bị trẻ phát hiện và học theo cách nói dối này. Bằng không, bạn nên nói thật với trẻ, và cũng không nên nói dối người khác trước mặt trẻ. Khi bị trẻ phát hiện bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải làm như vậy.
Không quy chụp, áp đặt con cái
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con. “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
Không chỉ trích lỗi lầm của con
Cha mẹ thường kỳ vọng rất nhiều vào con cái của họ, và đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều đã khiến họ thất vọng nặng nề bởi trẻ không đạt được những gì như họ mong muốn. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay. Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ.
Kiên nhẫn lặp đi lặp lại với con cái
Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.
Dạy con cách chủ động tra cứu, tìm tòi
Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Khen hành vi cụ thể của con khi chúng làm tốt
Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.
Dạy chữ cho con từ sớm
Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.