9 tháng mang thai đây là những thay đổi đáng kể ở cơ thể mẹ bầu

10:23, Thứ sáu 27/04/2018

( PHUNUTODAY ) - Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi dần dần từ trong ra ngoài qua từng tháng. Từ khi thụ thai cho tới ngày "vượt cạn", cơ thể mẹ sẽ trải qua một hành trình "biến hóa" cực lớn. Các mẹ cùng khám phá sự thay đổi cơ thể qua từng tuần của thai kỳ nhé.

Tháng thứ nhất

Trong tháng thứ nhất, bào thai mới hình thành nên đôi khi mẹ thậm chí chưa thể cảm nhận được sự tồn tại của con. 

Ngực của bạn cảm thấy mềm mại hơn và đầy đặn hơn bình thường. Nguyên nhân là do thay đổi hormone sâu sắc trong cơ thể bạn vì nó đang chuẩn bị để có sữa nuôi em bé. Trong tuần thứ 6 (khoảng 10 ngày sau khi bạn mất kinh) những nốt hạch nhỏ có thể xuất hiện trên quầng vú. Những mạch máu trên ngực bạn cũng được thấy rõ hơn bình thường.

Empty

Bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vì cơ thể bạn đang điều chỉnh để mang thai. Đây là những triệu chứng cơ bản đầu tiên của một người mang thai và những dấu hiệu của những thay đổi lớn đang diễn ra trong cơ thể bạn trong những tháng tới. 

Chú ý: Cơ thể xuất hiện những triệu chứng như bị ốm nhưng mẹ nhớ đừng uống thuốc nhé.

Tháng thứ hai

Sang tháng thứ 2, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên các hiện tượng thai nghén như thèm ăn hoặc chán ăn, buồn nôn,… bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, thân nhiệt mẹ bầu sẽ tăng cao, ngực căng tức, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ và dịch âm đạo tiết ra nhiều.

Trong thời gian này, các hormon sẽ hoạt động dữ dội và bạn sẽ thấy những thay đổi thể hiện trên da trở nên khô hơn nhưng có vài phụ nữ lại bị da nhờn. Cũng như bạn thay đổi quá trình chăm sóc da cho phù hợp nếu bạn chưa làm. Tóc bạn có thể khó quản lý hơn bình thường và cần gội đầu thường xuyên.

Tháng thứ ba

Khi mang thai tháng thứ 3 bạn sẽ có những thay đổi khác có thể nhận thấy được. Quầng vú sẽ sậm hơn. Sự khác nhau rõ rệt này trên cấu trúc và màu da bạn được gây ra bởi các hormone kỳ thai nghén bên trong bạn. Da bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy khô và căng. 

Empty

Đây là lúc tốt nhất bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra vì chân răng của bạn có thể bị mềm đi và vệ sinh chúng là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ là bạn có thể dễ bị viêm nướu hơn mà răng còn dễ bị rụng hơn trong thời gian mang thai. Ăn uống đủ chất và đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày sẽ rất có lợi.

Các cơn ốm nghén vẫn tiếp tục “hành hạ” bạn cộng thêm táo bón, hay buồn tiểu và đau lưng. Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển thai nhi nên bạn phải lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và duy trì tâm trạng tốt.

Tháng thứ tư

Tháng này bạn bắt đầu trông có vẻ mang bầu, bạn cũng cảm thấy con bạn cử động lần đầu tiên. Bụng bạn sẽ bắt đầu tròn hơn và eo của bạn sẽ to lên thấy rõ. Các cơn ốm nghén giảm đi nên cơ thể và tâm lý mẹ bầu sẽ thoải mái, dễ chịu hơn trước. Một số người có thể cảm thấy hơi đau bụng nhưng nếu không kèm theo các hiện tượng đáng báo động như ra máu, co thắt tử cung,… thì mẹ không cần quá lo lắng.

Empty

Tháng thứ năm

Tháng giữa thai kỳ, bụng bạn sẽ to lên trông thấy kèm theo cân nặng tăng đáng kể. Bạn sẽ trải qua chứng ợ nóng đầu tiên, một trong những vấn đề khó chịu nhất trong thời kỳ thai nghén

Trong khoảng thời gian này, mẹ nên chú ý ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng để không tăng cân quá nhiều dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và khó khăn khi sinh nở. Đây cũng là giai đoạn bé phát triển xương nên mẹ cần bổ sung canxi đầy đủ.

Dù thèm ăn nhưng mẹ nhớ kiểm soát cân nặng hợp lý nhé!

Tháng thứ sáu

Trong tháng này, bạn cũng bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của bé. Bụng bạn và cân nặng tiếp tục tăng khiến bạn cảm thấy nặng nề hơn, cơ thể đau nhức, đặc biệt là phần lưng.

diaper-cakes-baby-hampers-pregnant-woman-resting-in-bed

 Bạn cũng phải thức giấc thường xuyên hơn, có thể do đi tiểu bởi vì dạ con chèn lên bàng quang của bạn, hoặc do không thoải mái của chân và tay. Sự thức giấc mệt mỏi này cần được xoa bóp ngay tức khắc bởi bạn hay người thân. 

Tháng thứ bảy

Bước vào quý thứ ba của thai kỳ, cơ thể bạn sẽ càng nặng nề hơn. Nhiều người bắt đầu thấy mệt mỏi, chân đau nhức, không muốn đi lại.  

Bụng bạn lớn dần, ngực có thể lớn hơn một chút, bạn có thể thấy được các mạch máu và cảm thấy nặng hơn. Một ít chất lỏng giống như sữa (được gọi là sữa non) thậm chí tiết ra từ đầu vú. Bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu do lực ép gia tăng lên bao tử, ruột và màng chắn thai, khi cái thai ngày một lớn. Điều này thường gây nên chứng ợ nóng đặc biệt vào buổi tối sau bữa ăn chiều. Bạn nên tuân theo những điều sau để tránh triệu chứng này, bữa ăn ít hơn, ít gia vị và các món xào hơn, không ăn chiều muộn, ngồi ăn phải thẳng lưng, không tụt xuống.

Tháng thứ tám

Những thay đổi bên ngoài cơ thể như phù chân, rạn da bắt đầu xuất hiện nên mẹ bầu phải chú ý chăm sóc da và kiểm soát cân nặng. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cần cực kỳ cẩn thận vì rất dễ rơi vào tình huống sinh non.

1(926)

Cơ thể nặng nề nhưng mẹ đừng ngồi một chỗ, vận động thường xuyên sẽ giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

Tháng thứ chín

Vậy là thời điểm gặp con yêu đã sắp đến gần, mẹ bầu dù mệt mỏi, nặng nề đến mức chỉ muốn nằm nhưng cũng phải cố gắng vận động nhẹ nhàng, tập trước những kĩ năng cần thiết cho lúc sinh đẻ. Trong tháng cuối cùng này, mẹ phải lưu ý những dấu hiệu sắp sinh để kịp thời đến bệnh viện.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc