Ai bị viêm mũi, viêm xoang: Áp dụng ngay bài thuốc với loại lá quen thuộc, chẳng tốn tiền mua thuốc

( PHUNUTODAY ) - Khi giao mùa, niêm mạc mũi nhạy cảm rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài do đó dễ dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết, xoang đau nhức.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Theo một số thống kê, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng lên tới khoảng 10 - 20% dân số. Con số này được dự báo là ngày càng tăng cao do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu và thời tiết thay đổi thất thường.

Bệnh gồm nhóm cơ bản: Viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng thời tiết, với các triệu chứng phổ biến:

Hắt hơi từng tràng

Chảy mũi dịch trong

Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi

Thường xuyên bị ngứa mũi, chảy mũi nhiều nhất là vào buổi sáng.

Ngứa họng

Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới

Ngứa ống tai ngoài

Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt

Triệu chứng nặng là sốc phản vệ (dị ứng thuốc, thức ăn...).

Hầu hết bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều không có tiến triển quá xấu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường gây phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày.

Viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi thường xuyên, nhức đầu, ù tai, một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính có thể bị loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy.

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị cũng như chăm sóc, phòng bệnh ngay từ đầu thì có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang và bệnh hay tái phát.

Cách trị viêm mũi dị ứng theo dân gian

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Sở dĩ tỏi có thể chữa viêm mũi dị ứng bởi nó sở hữu allin. Đây là hoạt chất có thể chuyển hóa thành allicin dưới tác động nghiền/xay/giã/nát. Allicin có dược tính rất mạnh, kháng được nhiều loại vi khuẩn đường hô hấp, giúp điều hòa miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết. Do đó, nó làm giảm nhanh các triệu chứng tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách sử dụng:

Nghiền nát tỏi cùng một ít nước lọc, lọc qua rây để lấy được nước cốt.

Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:1.

Thoa hỗn hợp vào trong niêm mạc mũi và để khoảng 15 – 20 phút.

Sau đó người bệnh có thể rửa mũi lại với nước muối sinh lý.

Lưu ý:

Dây thần kinh số 5 có thể bị kích ứng nên xảy ra tình trạng đau rát nhẹ khi thoa dung dịch. Triệu chứng này sẽ giảm nhanh trong một vài phút nên người bệnh không cần lo lắng.

Không áp dụng phương pháp này với trẻ nhỏ, người có da mỏng dễ bị kích ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc

images (1)

Rất nhiều người bệnh dùng cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng và đạt được hiệu quả tốt. Tinh dầu của hoa ngũ sắc có chứa các hoạt chất giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và chống dị ứng. Y học hiện đại cũng nhiều lần ứng dụng cây ngũ sắc để điều chế thuốc nhỏ mũi như Agerhinin (Viện dược liệu), thuốc nhỏ mũi Flanos.

Cách sử dụng:

Lấy khoảng 10 – 15 cây ngũ sắc tươi, bỏ rễ, dùng toàn thân và hoa.Sau khi rửa sạch, phơi ráo thì cắt thành từng đốt nhỏ và xay nhuyễn.

Chắt lấy dung dịch hoa ngũ sắc để thoa vào niêm mạc mũi, để trong khoảng 15 phút và rửa sạch lại mũi.

Lưu ý:

Cây ngũ sắc được dùng là loại cây có hoa màu tím, cao khoảng 30-50cm.

Khi sử dụng dung dịch hoa ngũ sắc có thể xảy ra tình trạng hơi xót mũi do dây thần kinh số 5 bị kích ứng.

Trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu

Ngải cứu được dân gian ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Từ viêm tai giữa, viêm họng cho đến viêm mũi dị ứng. Ngải cứu cũng chữa bệnh hiệu quả cho mọi đối tượng, ngay cả trẻ nhỏ. Sở dĩ ngải cứu có công dụng đa dạng như vậy nhờ vào khả năng quy Tỳ, Thận, ôn trung, trừ phong, hàn, thấp.

Cách sử dụng:

Lấy 100g ngải cứu rửa sạch, đem giã nát và thu phần nước cốt.Pha loãng cùng nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để uống, có thể thêm một ít đường để dễ uống hơn.

Mỗi ngày thực hiện biện pháp này 1-2 lần tùy vào mức độ triệu chứng.

Người bệnh cũng có thể đun lá ngải cứu và ngâm chân mỗi tối để khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm ngạt mũi.

Lưu ý: Không dùng ngải cứu cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng.

Trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

lalot

Lá lốt cũng là một trong những loài cây hiếm hoi sở hữu thành phần hóa học có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng như piperin, piperidin. Trong đông y, lá lốt là vị thuốc có vị cay, tính ấm, chống phù thũng, đau đầu, chảy dịch mũi, chủ trị các bệnh do phong hàn gây ra. Cha mẹ có thể dùng lá lốt để trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ.

Cách sử dụng:

Lấy một nắm lá lốt rửa sạch và nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.

Sau đó dùng nước lá lốt xông mũi để giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch mũi.

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng bạc hà

Bạc hà chữa được hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh liên quan đến dị ứng. Bởi nó chứa hàm lượng tinh dầu lớn cùng các hoạt chất sinh học như L- methol, L- limonene, L-a-pine, methyl acetat. Nó cũng là thảo dược có vị cay, tính mát quy Phế, Can và giúp trừ phong nhiệt, hạ khí, thông khiếu.

Cách sử dụng:

Mua tinh dầu chiết xuất từ bạc hà, nhỏ 2-3 giọt vào nước sôi để xông mũi hàng ngày.

Mỗi ngày chỉ thực hiện 1-2 lần, liều lượng an toàn là 0,02-0,2ml/lần, tuyệt đối không vượt quá 0,6ml/ngày.

Lưu ý:

Một số người có cơ địa mẫn cảm với bạc hà có thể bị buồn nôn và chóng mặt khi xông tinh dầu.

Không dùng tinh dầu bạc hà xông mũi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.

Phòng bệnh viêm mũi dị ứng

Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng gần như chưa điều trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, giúp giảm hoặc hết triệu chứng trong một thời gian, có thể bị lại khi không còn dùng thuốc.

Do đó, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố dị nguyên bằng cách:

Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: bụi nhà, bụi đường, tránh chơi với mèo hay chó, khói thuốc lá... Nếu buộc phải tiếp xúc thì nên dùng khẩu trang tốt, che chắn đường hô hấp và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.

Vệ sinh nơi ở: Tăng cường vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ.

Bảo vệ khi thời tiết thay đổi: Trong những ngày lạnh, cần phải giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cần tránh để cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp bị ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,...

Ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, tránh khói thuốc lá.

Không lạm dụng thuốc: Dù là dùng nhiều thuốc dạng uống hay dạng xịt thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Do đó, việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như tránh tác dụng phụ hoặc lạm dụng thuốc.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link