Tía tô thường được dùng làm gia vị cho các món ăn. Ngoài ra, nó còn được coi là một vị thuốc nam, được dùng để phòng và trị nhiều bệnh phổ biến. Lá tía tô còn có thể dùng để đun nước uống, sử dụng tương tự như một loại trà.
Một số công dụng của lá tía tô đối với sức khỏe
- Thúc đẩy trao đổi chất
Nước lá tía tô có tác dụng thúc đẩy hoạt động khí huyết, tác dụng điều hòa chức năng tạng phủ trong cơ thể. Sử dụng loại đồ uống này đúng cách sẽ giúp tăng cường việc trao đổi chất, thúc đẩy việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Uống núc lá tía tô có tác dụng cải thiện vấn đề rối loạn tiêu hóa. Ăn tía tô giúp bổ sung chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột, giảm khó tiêu, trị táo bón.
- Bổ sung dưỡng chất
Nước lá tía tô cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường sức lực, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tim mạch và mạch máu não, tốt cho thị lực…
- Trị một số bệnh cơ bản
Nước lá tía tô giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng như cảm mạo, đầy bụng, đau nhức đầu, ho, rét nóng trong người…

Người không nên uống nước lá tía tô
- Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng nóng trong người. Nước lá tía tô không phải là đồ uống phù hợp trong trường hợp này. Việc bà bầu sử dụng nước lá tía tô thường xuyên có thể làm tăng huyết áp, gia tăng biến chứng trong thai kỳ. Ngoài ra, việc lạm dụng lá tía tô trong giai đoạn mang thai còn khiến mẹ bầu gặp các biểu hiện như choáng váng, cơ thể mệt mỏi, táo bón, nước tiểu có màu đỏ.
- Người bị cao huyết áp
Nước lá tía tô không phải đồ uống phù hợp với những người bị huyết áp cao. Nguyện nhân là do các chất trong loại đồ uống này có thể gây cản trở việc duy trì huyết áp ở mức ổn định, tăng nguy cơ bị các biến chứng do huyết áp tăng cao gây ra, đặc biệt là khi uống nước ép lá tía tô hoặc trà tía tô đậm đặc.
- Người bị cảm nóng, sốt cao
Lá tía tô là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Nó có vị cay, tính ấm. Trong trường hợp này, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng tía tô để tránh tình trạng cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi gây ra bức bối, khó chịu.
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Các chất trong nước lá tía tô có thể gây ra tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày tăng lượng axit tiết ra. Việc axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Trường hợp đã bị viêm loét dạ dày thì tình trạng có thể thêm nghiêm trọng với các biểu hiện như thường xuyên ợ chua, đau bụng, buồn nôn…
Thời điểm uống nước lá tía tô tốt cho sức khỏe
Bạn có thể lấy 10-20 gram lá tía tô tươi cho vào nồi và thêm khoảng 100ml nước rồi đun sôi (có thể pha loãng hơn tùy khẩu vị).
Nên uống nước lá tía tô trước bữa ăn sáng khoảng 15-30 phút. Ngoài ra, có thể uống loại nước này 20 phút trước khi bước vào bữa ăn trưa và tối. Nếu uống trước khi đi ngủ, bạn cần đảm bảo uống trước khi ngủ 60 phút.
Lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại nguyên liệu này. Tuyệt đối không sử dụng nước lá tía tô thay thế hoàn toàn nước lọc. Chỉ uống nước lá tía tô với lượng vừa phải, tương tự như khi sử dụng các loại trà. Người đang điều trị bệnh muốn sử dụng nước lá tía tô thường xuyên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem loại đồ uống này có phợp với tình trạng bệnh của mình hay không, có ảnh hưởng đến thuốc điều trị không.