Hắt hơi và ngạt mũi
Với trẻ sơ sinh khi bị hắt hơi hoặc sổ mũi mẹ cần lưu ý đây không phải là dấu hiệu của cảm cúm mà chỉ là do niêm mạc của mũi chưa hoàn toàn phát triển hoàn thiện. Vì thế, chỉ cần một vài tác nhân từ môi trường bên ngoài như căn sữa cũng có thể khiến bé hắt hơi hoặc nghẹt mũi.
Ra mồ hôi tay, chân
Khi trẻ thường xuyên ra mồ hôi tay chân mẹ có thể sẽ lo lắng đôi chút, nhưng đây là dấu hiệu bình thường khi, cơ thể bé chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài ngay lập tức.
Do đó, cơ thể trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt thông qua cách thoát mồ hôi ra bên ngoài, vì thế các mẹ cần lưu ý lau khô người cho trẻ đồng thời nhiệt độ trong phòng luôn ở mức ổn định, tránh thay đổi bất ngờ sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.
Thở không đều khi ngủ
Khi mới chào đời các em bé thường thở không đều khi ngủ khiến các mẹ lo lắng. Nhưng đây cũng là hiện tượng bình thường bởi khi mới sinh, lồng ngực của bé thường nhỏ, vì thế quá trình trao đổi khí cũng ít hơn ngươi lớn. Ở những đứa trẻ sơ sinh, số lần hô hấp dao động từ 40-50 lần/phút, đồng thời lúc này hệ thần kinh của bé cũng chưa hoàn toàn phát triển dẫn tới tình trạng bé thờ không đều, nhất là khi bé ngủ.
Mọc nhiều hoặc ít tóc
Khi em bé mới sinh thì có thể mọc rất ít tóc hoặc nhiều tóc. Việc bé mọc ít tóc hoặc nhiều tóc đôi khi chỉ là do di truyền hoặc là do chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai, đồng thời còn ảnh hưởng từ yếu tố di truyền của gia đình. Vì vậy, các mẹ không cần quá lo lắng nếu trường hợp này xảy ra với bé.
Mắt trẻ nhìn sang 1 hướng
Khi mới sinh, nhiều em bé thường có thói quen nhìn sang một hướng, bé đang bắt đầu tập quan sát, mở rộng tầm nhìn cũng như làm quen với ánh việc phải cảm nhận ánh sáng. Trẻ thường phải mất một khoảng thời gian bé mới có thể học được cách kiểm soát cơ cũng như để có thể tập trung.
Các bà mẹ bỉm sữa không cần lo lắng nếu nhận thấy trong vòng 6 tháng đầu bé xảy ra tình trạng bị lác mắt, tuy nhiên từ tháng thứ 7 trở đi, nếu mắt bé vẫn bị như thế thì các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Co cứng chân tay
Trong thời gian đầu khi trẻ mới chào đời bé thường hay có những chuyển động như co cứng chân tay song đó chỉ là phản ứng bình thưởng của cơ thể trẻ. Trong vài tháng đầu, các mẹ sẽ thường bắt gặp những phản xạ khác nhau của bé như giật mình khi gặp tiếng động mạnh.
Khi bé chào đời khoảng 3-4 tháng, bé bắt đầu quen với môi trường bên ngoài, hành động này sẽ dần mất đi. Trường hợp nếu các mẹ không nhìn thấy hành động căng cơ, duỗi người của bé thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
Tác giả: Min Min
-
7 lợi ích cực lớn của quả sung cho mẹ bầu, khiến chị em ngạc nhiên truyền tay nhau không ngớt
-
4 thực phẩm vàng giúp thai nhi tăng trưởng chiều cao từ trong bụng mẹ, khiến trẻ sinh ra chân dài như siêu mẫu
-
Bỏ thứ này vào hầm thịt đảm bảo món thịt mềm thơm ngon, cả nhà thi nhau gắp lia lịa
-
4 sai lầm khi hạ sốt cho trẻ khiến bé ốm nặng, nguy hiểm tới tính mạng, bỏ ngay trước khi quá muộn
-
Người mẹ tức giận khi nhận được ảnh con ngủ trưa tại trường, muốn lao xe đến "hỏi tội" các cô ngay lập tức