Cà chua xanh
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhưng cà chua xanh cũng chứa hàm lượng khá lớn alkaloid có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Triệu chứng phổ biến là viêm dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi,…
Lượng alkaloid sẽ giảm dần trong quá trình chín của cà chua và sẽ hết khi quả chín đỏ. Do đó, bạn tốt nhất không nên ăn cà chua xanh.
Giá đỗ không rễ
Mặc dù bổ dưỡng, thanh nhiệt và tốt cho sức khoẻ nhưng giá đỗ không hoàn toàn tốt. Để tăng năng suất, nhiều người sử dụng chất kích rễ, chất bảo quản hay chất hoá học độc hại như chất giữ tươi, bột tẩy trắng,…
Loại giá đỗ như vậy thường không có rễ, ngậm đầy độc tố mà nhiều người không biết vẫn ăn hàng ngày. Thường xuyên sử dụng giá đỗ như vậy có thể gây hại cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan. Vì vậy, với giá đỗ không có rễ tốt nhất bạn không nên mua.
Giá đỗ làm thủ công thường có rễ dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ dài, thân, lá mầm. Giá đỗ dùng thuốc kích thích thường có cọng ngắn, thân mập, không có rễ hoặc có nhưng rất ngắn. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm này để chọn mua giá đỗ an toàn.
Bí đỏ để lâu ngày
Bí đỏ có tác dụng chữa nhiều bệnh nhưng nếu để lâu ngày thì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì có hàm lượng đường cao, nếu để bí đỏ lâu ngày sẽ lên men và biến chất. Người ăn phải có thể gây tiêu chảy, nôn mửa nhiều, suy nhược toàn thân, buồn ngủ, chóng mặt.
Loại bí đỏ này thường có mùi như mùi rượu, tốt nhất không nên ăn.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Nếu nạp quá nhiều chất này thì khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bị viêm da, xuất hiện triệu chứng ngứa, phù thũng, đau nhức.
Nhưng nếu được phơi khô thì phần lớn chất porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân huỷ. Chính vì vậy mà bạn nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước và nấu lên để đảm bảo an toàn. Khi ngâm mộc nhĩ khô trong nước cũng giúp lượng porphyrin còn lại bị hoà tan.
Bạn lưu ý khi ngâm mộc nhĩ khô cần thay nước nhiều lần, không ngâm quá 2 tiếng vì ngâm lâu sẽ khiến vi khuẩn phát triển.
Gừng bị thối, dập
Những củ gừng như vậy nên được vết bỏ bởi chúng không an toàn. Gừng thối hỏng có chứa độc lố mạnh tên là safrole. Ruột của chúng ta rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển nó đến gan, gây trúng độc tế bào gan. Thường xuyên ăn gừng thối, dập sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.
Sắn chưa nấu chín
Trong sắn sống có chứa glucosedis cyanogenic, chúng kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide – một chất rất độc. Nó có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà dân gian gọi là say sắn, thậm chí dẫn đến tê liệt và tử vong.
Tốt hơn hết là khi chế biến bạn nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (ngâm nước vo gạo là thích hợp nhất). Khi luộc bạn nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt và phải luộc thật chín mới ăn. Nếu nếm thử mà thấy có vị đắng thì nên bỏ.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
5 sai lầm khi luộc rau củ khiến chúng mất hết vitamin, chất dinh dưỡng: 10 nhà thì có 9 nhà làm sai
-
5 loại rau giàu đạm ngang thịt cá bán đầy ngoài chợ: Chị em ăn nhiều không lo béo phì
-
Nước ép trái cây uống cùng thứ này thì biến cả hai thứ bổ thành họa, phải tránh ngay
-
Đi chợ gặp những loại rau củ này rẻ mấy cũng đừng mua, cho cũng không lấy vì ăn vào cẩn thận ung thư
-
Khi luộc rau củ nên mở vung hay đậy vung mới tốt: Tưởng đơn giản mà 10 nhà thì 9 nhà làm sai