Nước ép trái cây uống cùng thứ này thì biến cả hai thứ bổ thành họa, phải tránh ngay

( PHUNUTODAY ) - Nước ép trái cây rau củ là loại nươc ép tốt cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích sử dụng. Nhưng có những cách dùng này khiến cho chúng giảm tác dụng đôi khi còn hại

Nước ép là dạng chế biến mới cho rau củ trái cây thời hiện đại. Khi mà nhiều người ép bất cứ thứ gì từ rau củ quả. Lối sống ăn thô dùng rau củ quả tươi phat triển thì nhu cầu nươc ép ngày càng tăng. Nhiều người còn dùng nước ép thay cho ăn nhiều thứ để giảm cân. Nước ép giúp giữ độ tươi ngon của rau củ quả. Tuy nhiên nhiều người lại có những cách kết hợp nước ép không tốt.

nuoc-ep-cung-sua

Nước ép uống cùng sữa

Nước ép rau củ trái cây là thức uống tự nhiên giàu vitamin. Sữa cũng là đồ uống tốt cho sức khỏe giàu canxi vitamin. Nhưng sự pha trộn sữa và nước ép sẽ có thể gây ra phản ứng kết tủa gây khó tiêu khó hấp thu. Một số người còn có thể gặp hiện tượng tiêu chảy. Nhiều trẻ nhỏ được cha mẹ cho uống kết hợp như này để "đánh lừa" vị giác giúp trẻ dễ uống. Nhưng đây là sự kết hợp bất lợi nên tránh. 

Uống nước ép cùng ăn hải sản

Hải sản là một món ăn bổ dưỡng giàu đạm giàu khoáng chất. Nhưng hải sản có nguy cơ chứa một lượng asen tự nhiên. Còn trong nước ép thường chứa nhiều vitamin C đặc biệt cam quýt, ổi táo. Khi asen kết hợp vitamin C tạo thành trioxide asen, tức là thạch tín và gây nên ngộ độc rất nguy hiểm. Biểu hiện nhẹ có thể nôn mửa ói, nặng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng. 

nuoc-ep-hai-san

Kết hợp ép những loại trái cây rau củ kỵ nhau

Một số loại trái cây rau củ khi ăn cùng nhau sẽ giảm tác dụng. Ví dụ như dưa chuột không nên ép chung cà chua vì sẽ làm phân hủy vitamin C,  cà rốt với củ cải không nên ép cùng,  chuối và dưa hấu không nên làm chung...

nuoc-ep-rau-cu

Nước ép uống thêm đường

Nhiều người muốn thêm đường vào nước ép để tăng vị dễ uống. Nhưng dùng đường kính hoặc đường tinh luyện làm tăng nguy cơ béo phì. Do đó nên hạn chế thêm đường vào nước ép. Uống nước ép nên uống tự nhiên. Do đó bạn nên uống nước trái cây tự nhiên hoặc muốn ngọt thì kết hợp với mật mía mật ong thay vì đường kính, đường tinh luyện. 

Uống nước ép trái cây với thuốc

Một số loại nước ép trái cây sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc gây nên quá liều. Ví dụ nước ép bưởi nho sẽ làm tăng hiệu dụng của thuốc có thể gây tình trạng quá liều. Do đó nên uống thuốc bằng ước lọc và nên uống nước ép cách uống thuốc 2 giờ.

Làm nước ép từ sáng dành uống cả ngày

Nước ép để lâu sẽ mất rất nhiều dinh dưỡng. Do đó bạn không nên để dành nước ép uống cả ngày, kể cả trong tủ lạnh. Nước ép trái cây rau củ nên uống ngay trong vòng 30 phút mới đảm bảo tác dụng. Việc lưu trữ chúng trong ngăn mát tủ lạnh cũng làm giảm rất nhiều vitamin. Hơn nữa việc ép xong để trong tủ lạnh còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng nhiễm khuẩn.

Cho rằng uống nước ép tốt hơn ăn hoa quả trực tiếp

Nhiều người thường nghĩ rằng uống nước ép trái cây sẽ tốt hơn ăn hoa quả trực tiếp. Đây thực tế lại là một quan niệm sai lầm vì một số hoa quả chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi. Hơn nữa, nước ép trái cây sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhanh hơn dạng ăn cả miếng. Do đó bạn nên kết hợp uống nước ép với ăn nguyên quả để tận hưởng chất xơ tốt nhất. 

Uống nước ép với bữa ăn

Nước ép nên được uống khi cách xa bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Uống nước ép cùng bữa ăn làm giảm hấp thu dinh dưỡng.

nuoc-ep-rau

Ngoài ra việc uống nước ép mà mắc phải một số lỗi sau đây cũng không tốt:

Uống vào buổi sáng sớm hay khi đói bụng

Uống nước ép khi đói bụng cũng không tốt vì nhiều axit có thể gây kích thích dạ dày cho một số trường hợp. Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước ép trái cây là giữa 2 bữa ăn hoặc sau khi vận động.

Lạm dụng nước ép

Nhiều người vì cho rằng hoa quả rất tốt cho sức khỏe nên uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều vì nó thiếu chất xơ, mà chính chất này lại giúp cho bạn phòng chống ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa. Nên dùng lượng vừa phải phù hợp để cân bằng cho cơ thể. Do đó nên kết hợp uống nước ép cùng với ăn trực tiếp.

Vệ sinh dụng cụ máy ép không cẩn thận

Máy ép rau củ quả rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi cấu trúc đường rãnh khe và trái cây thường chứa đường nên khi bám lại trong máy dễ làm nấm mốc vi khuẩn nảy sinh.Bạn cần chú ý vệ sinh máy ép và dụng cụ gọt rửa, cốc sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn