Ăn kiêng hoặc kiểm soát chế độ ăn uống quá mức
Khi bạn già đi, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng sẽ dần thay đổi. Ví dụ, nhu cầu về bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có thể tăng lên, trong khi tổng lượng calo yêu cầu có thể giảm.
Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm đầy đủ chất đạm, các axit béo thiết yếu, carbohydrate phức hợp, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Việc ăn kiêng quá mức có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chức năng cơ thể và khả năng miễn dịch.
Những thói quen ăn kiêng khắc nghiệt, chẳng hạn như chế độ ăn ít calo hoặc chế độ ăn giàu protein trong một thời gian dài có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe. Trong đó có một số cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp như tim, thận hay xương khớp.
Muốn có một chế độ ăn hợp lý, tốt nhất bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch ăn kiêng phù hợp với mình.
‘Lười’ ngồi lâu, vận động
Trong cuộc sống bận rộn, nhiều người hầu như không có thời gian tập thể dục. Nhưng nếu ngồi lâu và lười vận động trong thời gian dài, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, so với người ngồi không quá 4 giờ một ngày, những người ngồi hơn 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 40% trong ba năm tiếp theo. Ngoài ra ngồi lâu còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, thậm chí tử vong sớm.
Theo nghiên cứu này, ngồi lâu còn tác động tiêu cực đến não bộ của người trung niên và người già. Ở những người ít vận động, vùng não cần thiết cho trí nhớ trở nên mỏng hơn. Đây là dấu hiệu báo trước sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ ở người trung niên và cao tuổi.
Dù bận đến đâu, sau một giờ ngồi hãy cố gắng đứng dậy đi lại, dù chỉ lấy một cốc nước. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 3 lần, mỗi lần 20 phút.
Tập luyện quá cường độ
Khi chúng ta già đi, khả năng phục hồi và thích nghi với việc tập luyện cường độ cao của cơ thể sẽ bị giảm dần. Càng lớn tuổi, khối lượng cơ, mật độ xương và độ linh hoạt của khớp đều bị ảnh hưởng lớn. Vậy nên việc tập thể dục quá mức không chỉ mang lợi ích hạn chế mà còn làm tăng nguy cơ gây chấn thương.
Đương nhiên, ta vẫn biết việc tập thể dục nhịp điệu vừa phải và rèn luyện sức bền là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tim mạch. Việc này còn hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương và xây dựng sức mạnh cơ bắp. Điều này đã được nhiều cơ quan y tế chứng minh và khuyến nghị.
Tuy nhiên hãy biết giới hạn thể chất của bản thân và tránh đẩy cơ thể vào trạng thái quá mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy cơ thể yếu ớt hoặc đau nhức sau khi tập thể dục thì đây có thể là một trong những dấu hiệu của việc tập luyện quá sức. Bạn nên điều chỉnh kế hoạch tập luyện của mình hoặc tìm đến sự hướng dẫn của chuyên gia để giữ cho bản thân một trạng thái thoải mái và dễ chịu nhất.
Vệ sinh và lau chùi quá mức
Chứng sạch sẽ quá mức có thể dẫn đến suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, môi trường quá vô trùng có thể cản trở sự phát triển của hệ thống miễn dịch, dẫn tới việc tăng tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng và các bệnh tự miễn. Cần phải có một mức độ tiếp xúc vi khuẩn nhất định trong môi trường để thiết lập phản ứng miễn dịch khỏe mạnh.
Làm sạch đúng cách sẽ làm loại bỏ cả loại vi khuẩn và vi rút có hại, đồng thời cho phép cơ thể chúng ta duy trì sự cân bằng với các vi sinh vật trong môi trường.
Đặc biệt với những người trên 50 tuổi, việc lạm dụng chất tẩy rửa, sản phẩm khử trùng có thể gây ra kích ứng da, thậm chí gây ra các vấn đề về hô hấp.
Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường gia đình sạch sẽ là cần thiết, tuy nhiên tránh lạm dụng quá nhiều chất tẩy rửa hóa học. Bạn nên sử dụng các phương pháp tự nhiên hơn, các nguyên liệu có từ thiên nhiên như giấm, chanh,.. Điều này vừa hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe của bạn, đồng thời có lợi cho môi trường.
‘Lười’ thức khuya
Những người sống thọ rất ít khi thức khuya. Họ luôn quý trọng giấc ngủ và tuân thủ một lịch trình sinh hoạt lành mạnh, trong đó có việc đi ngủ sớm mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu từ ĐH Northwestern của Hoa Kỳ và Đại học Surrey của Vương quốc Anh đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của 430.000 người và phát hiện ra rằng những người thức khuya có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh như tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa, các bệnh về hệ thần kinh cao hơn so với những người đi ngủ sớm.
Bên cạnh đó, trong thời gian theo dõi 6,5 năm, những người ngủ muộn có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 10% so với những người ngủ sớm.
Vậy nên việc thức khuya đến 2-3 giờ sáng trong thời gian liên tục chính là thói quen xấu khiến bạn đánh mất sức khoẻ và tuổi thọ của chính mình. Nếu cơ thể có một số biểu hiện báo động như chóng mặt, tim đập nhanh, tức ngực, bồn chồn và những cảm giác khó chịu chính là lúc bạn cần chấm dứt việc thức khuya. Hãy đảm bảo rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ngủ ít nhất 12 giờ, trẻ em và thanh thiếu niên nên ngủ từ 8-10 giờ và người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày.
‘Lười’ ăn mặn
Chế độ ăn nhiều muối không chỉ liên quan đến huyết áp cao mà còn gây bệnh tim mạch. Vào tháng 7/2022, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa chế độ ăn mặn và nguy cơ tử vong.
Đối với nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Heart Journal, các nhà nghiên cứu đã phân tích 501.379 người tham gia từ cơ sở dữ liệu Biobank của Vương quốc Anh.
Trong thời gian theo dõi trung bình là 9 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tần suất thêm muối vào thức ăn tăng lên có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
7 món đồ chớ nên mua ở siêu thị, rẻ mấy cũng chớ nên mua kẻo rước họa
-
Loại rau dại được ví như ‘lộc trời’, chỉ ăn sương vẫn tươi tốt, được săn lùng nhất chợ
-
Chuyên gia nói 4 loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe chợ Việt rất nhiều, 1 loại cực rẻ phổ biến quanh năm
-
Loại rau giúp kiểm soát đường huyết ‘ngang insulin’ giúp đẹp dáng, khoẻ người, chợ Việt bán nhiều
-
4 loại cá chứa nhiều Chì nhất chợ: Đặc biệt loại thứ 2 cho không cũng đừng lấy