Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột bánh mì: 250g
- Trứng gà: 1 quả
- Sữa tươi: 70ml
- Men nở instant: 3g
- Bơ lạt: 20g
- Đường Caster: 15g
Cách thực hiện
Trộn bột bánh mì
Đầu tiên bạn cho bột mì, đường, trứng gà, sữa và men nở vào tô lớn, dùng muỗng trộn đều cho đến khi hỗn hợp hoà quyện lại với nhau.
Nhào bột bánh mì
Bạn dùng tay nhồi sơ bột cho đến khi tạo thành khối đồng nhất thì cho ra bàn và thực hiện thao tác nhồi bột theo kỹ thuật Folding and Strectching.
Trước tiên bạn gấp bột lại rồi dùng mu bàn ấn và miết bột ra xa. Tiếp đến xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại hai bước trên trong 10 phút.
Tới khi khối bột bắt đầu mịn thì bạn cho thêm 20g bơ lạt vào, lặp lại động tác nhồi trên thêm 10 phút đến khi bột tạo thành khối đồng nhất, mịn, đàn hồi, không dính tay.
Ủ bột
Bạn cho bột vào tô phủ kín khăn và ủ trong 60 phút cho đến khi bột nở gấp đôi. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay nhấn vào khối bột. Nếu vẫn giữ nguyên vết lõm là đã đạt.
Cán và tạo hình bánh
Bạn cho bột ra bàn rồi cán mỏng thành hình khối vuông.
Tiếp đến dùng dao cắt nhiều đường trên mặt bột để tạo hình. Tuỳ vào kích thước bạn mong muốn mà bạn sẽ có cách cắt khác nhau.
Cuối cùng là áo sơ các viên bột bằng bột khô để chống dính.
Nướng bánh bằng chảo
Bạn bắc chảo chống dính lên bếp, cho viên bột vào và nướng trên lửa nhỏ cho đến khi hai mặt vàng nâu.
Thành phẩm
Những chiếc bánh mì nướng bằng chảo vừa đơn giản, vừa nhanh chóng mà hương vị không hề thua kém so với nướng bằng lò. Thớ bánh mì dai dai, mềm mềm, khi ăn có vị ngọt nhẹ và thơm nức mũi mùi bơ. Bạn có thể dùng kèm với sữa đặc hoặc mứt trái cây cũng đều rất ngon.
Mẹo làm bánh mì không cần lò nướng thành công
- Bạn nên nhào đúng kỹ thuật để thớ bánh mì được dai mềm.
- Có thể dùng bột áo để nhồi bột dễ dàng hơn nhưng có thể khiến bột dễ bị khô. Bạn nên cho thêm chút nước và nhồi tiếp, bột nhiều nước thì thường tốt hơn là ít nước.
- Nếu có máy đánh bột thì lúc đầu bạn đánh ở mức thấp sau đó mới chuyển dần sang chế độ cao hơn.
- Bột ủ không nở thì bạn kiểm tra lại hạn sử dụng men nở. Men cận date thì khả năng hoạt động của men yếu và có thể men chết. Để kiểm tra bạn pha một chút nước ấm khoảng 30 độ (không quá 37 độ), cho men vào đợi khoảng 15 phút, nếu men nở sủi bọt như lớp gạch cua thì men vẫn còn tốt, có thể yên tâm sử dụng.
Mẹo bảo quản bánh mì
Nếu ăn không hết bạn có thể để bánh mì trong hộp hoặc túi kín, đặt ở nơi thoáng mát. Bánh mì kiểu này để được khoảng 2-3 ngày, để lâu bánh chai cứng, không ngon.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Làm bánh mì tại nhà bằng nồi cơm điện, bánh giòn xốp làm dễ dàng, ăn an toàn
-
Bánh mì 'ngon bổ rẻ', nhưng có 5 người càng ăn càng gây hại, phải tránh xa
-
Sáng nào cũng ăn bánh mì chấm sữa có tốt không? Chuyên gia nói 5 món ngon bổ rẻ mà toàn bị quên
-
Những người không nên ăn bánh mì, thích mấy cũng cần tránh xa
-
Cẩn thận ngộ độc nguy hiểm vì giấy báo bánh mì bọc xôi gói bánh mì