NSƯT Thanh Loan sinh năm 1951 tại Hà Nội được khán giả nhớ nhiều nhất với vai Ni cô Huyền Trang trong Biệt động Sài Gòn. Bà sinh ra trong gia đình đông con nhưng không ai theo nghệ thuật. Bà theo học ở trường Nghệ thuật Quân đội sau đó về công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.
Năm 1986, Biệt động Sài Gòn ra mắt, vai ni cô Huyền Trang đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng. Hình ảnh nữ chiến sĩ biệt động khoác áo tu hành với đôi mắt sâu thẳm, cuốn hút cùng tính cách mạnh mẽ, gan góc đã để lại dấu ấn đậm nét với nhiều thế hệ khán giả. Đây cũng là vai diễn bước ngoặt trong sự nghiệp diễn xuất của bà. Nhưng bà nói, bà thích cô Riêng trong Người về đồng cói của tác giả Lê Lựu, do NSND Bạch Diệp đạo diễn, vai kỹ sư Khuê của Bản đề án bị bỏ quên - đạo diễn Nông Ích Đạt; vai Lê trong Bài ca ra trận của cố NSND Trần Đắc.
Với gương mặt hiền, đôi mắt đẹp, Thanh Loan thường được giao những vai cô giáo, giao liên, kỹ sư... Vai ni cô Huyền Trang là một vai lạ và đẹp, một bước ngoặt của bà.
Năm 1984 khi công tác ở TP.HCM, bà Thanh Loan gặp họa sĩ Trịnh Thái - người thiết kế mỹ thuật chính của phim. Trịnh Thái kể chưa tìm được diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang dù phim đã quay một năm nay, Thanh Loan liền đề xuất cho mình đọc kịch bản. Sau đó Thanh Loan xin phép cơ quan cho đi đóng phim này. Trước khi vào vai diễn, Thanh Loan đã phải cắt đi mái tóc dài bởi ngày xưa không có mũ cao su để nịt đầu. Sau đó, Thanh Loan vào chùa Dược Sư ở 1 tuần, ăn cơm chay và tập cách tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông, cách đi khất thực để giống như một người tu hành. Mặt khác, bà tập chèo ghe, ngâm mình trong sông nước Nam Bộ…
Vai ni cô Huyền Trang sau đó đã thành vai diễn để đời của NSUT Thanh Loan. Nhiều khán giả nhớ tới bà với vai diễn này và còn gọi bà là Huyền Trang. Nhưng Ni cô Huyền Trang cũng là vai diễn cuối cùng của bà. Sau vai diễn này bà chuyển sang làm đạo diễn phim tài liệu, giữ chức Phó Giám đốc Hãng phim Công an. Công việc bận rộn khiến bà không còn thời gian để xuất hiện trên màn ảnh, phần vì không tìm được kịch bản đủ hay và một nhân vật giúp bà vượt qua cái bóng của ni cô Huyền Trang.
Là một nghệ sĩ xinh đẹp như thế nhưng năm 23 tuổi, Thanh Loan vẫn chưa có người yêu. Nhưng khi ấy bà là bộ đội, không bao giờ được phép sinh hoạt tại nhà, cuối tuần cũng bị cấm trại không được ở nhà ngủ. Vì vậy, nữ diễn viên ít có thời gian, điều kiện để tìm hiểu, hẹn hò.
Nhân duyên của bà tới trong một lần đi công tác, gặp đạo diễn Thu Chung. Thấy Thanh Loan xinh đẹp giản dị, đạo diễn Thu Chung đã giới thiệu với cháu trai là một thanh niên du học Toán Tin về. Trai tài gái sắc gặp nhau đã có sự cảm mến. Bà nói chồng để lại ấn tượng là một người ít nói hiền lành. Bà kể: "Gặp người đàn ông cao to, đẹp trai lại tri thức, hiểu biết mà hiền hậu như thế là tôi cảm nắng ngay. Chồng tôi bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng bên trong lại rất ấm áp, tình cảm, đúng mẫu người tôi thích'', bà kể. Nữ diễn viên cho biết được ông xã "cưa đổ" bà bằng việc làm thơ, vẽ chân dung tặng. Vợ chồng ông bà kết hôn năm 1974.
NSƯT Thanh Loan và chồng có hai người con, đều không theo nghệ thuật. Bà cho rằng đó là may mắn bởi theo bà làm nghệ thuật rất vất vả, phải có thanh sắc, không thì không tạo dựng được sự nghiệp gì. Bà nói: "Làm nghệ thuật tuổi đời ngắn lắm, già vẫn diễn có được mấy người đâu? Gia đình thiệt thòi vô cùng, nhất là lúc con cái còn nhỏ"
Bây giờ ở tuổi ngoài 70, bà nghỉ hưu hưởng lương hàm Đại tá. Bà là người thích đi du lịch. Các con bà trưởng thành, cháu ngoại thì học ở Ucs nên bà thỉnh thoảng lại du lịch cùng thăm cháu. Tuổi ngoài 70 bà vẫn thích ngao du, đi nhiều nơi, bà còn lập nhóm Hoa chân để gặp gỡ giao lưu với bạn bè.
Tác giả: An Nhiên
-
2 lần ly hôn, tái hôn với chồng kém 12 tuổi, bị nói "cưa sừng làm nghé", Chung Lệ Đề đáp trả thâm thúy
-
Biểu diễn với trang phục hở bạo, một nữ ca sĩ bị chỉ trích
-
Phản ứng của Mai Tài Phến khi được hỏi về tật xấu của Mỹ Tâm
-
Từ khi công khai mối quan hệ với Hồ Ngọc Hà, Kim Lý đã “giữ thân” như thế này
-
Bằng Kiều và vợ mới làm điều đặc biệt này dành cho vợ cũ khiến ai cũng bất ngờ