Ăn gì để đánh bay chứng rối loạn tiền đình, bạn đã biết chưa?

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn có những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai rất có thể bạn đã bị rối loạn tiền đình. Hãy chú ý ngay đến chế độ ăn uống nhé.

Tiền đình là một cơ quan nằm tại vị trí phía sau hai bên ốc tai. Đây là một hệ thống có vai trò rất lớn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể, từ dáng đi cho đến các hành động khác của tứ chi, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình có thể hiểu nôm na là một hội chứng gây mất cân bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần; một số trường hợp do thuốc. Bản thân việc chẩn đoán không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên. Do vậy, người bệnh dễ nhầm lẫn giữa với các nguyên nhân gây ra bệnh.

nhung-luu-y-nguoi-mac-roi-loan-tien-dinh-can-nho-1-15356313129381304341551

Rối loạn tiền đình là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chóng mặt, đau đầu, nếu không được ngăn ngừa từ gốc, bệnh có thể gây ra những bệnh lý đi kèm như thiếu máu não, tăng huyết áp, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần giúp bạn đẩy lùi nguy cơ rối loạn tiền đình rất hiệu quả.

Vậy những thực phẩm nào tốt cho người bị rối loạn tiền đình?

Vitamin C

Bổ sung lượng vitamin C trong chế độ ăn uống chính là chìa khóa giúp giảm triệu chứng đau đầu do hội chứng rối loạn tiền đình gây ra. Bạn có thể bổ sung lượng vitamin qua các loại hoa quả như: cam, quýt… Vitamin D có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng xơ cứng tai được gây ra bởi bệnh lý rối loạn tiền đình.

Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

212

Thực phẩm giàu axit folic

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình là do hàm lượng homocystein trong cơ thể tăng cao. Điều này lại xuất phát lí do hàm lượng axit này trong máu quá thấp gây ra. Vậy nên, những bệnh nhân rối loạn tiền đình cần được bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa axit folic. Các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên nạp mỗi ngày ít nhất 400 microgram axit folic thông qua các thực phẩm giàu dưỡng chất như rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì, đậu trắng, lạc, mầm lúa mì …

Thực phẩm giàu chất xơ

Những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có khả năng thần kì giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Vitamin D

vitamin-d-rich-food-11-1024x683-1493000801456-37-0-434-640-crop-1493000822468

Loại vitamin này có tác dụng làm giảm và khắc phục triệu chứng xơ cứng tai thường gặp phải ở người bệnh rối loạn tiền đình. Do vậy bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như cá, trứng, sữa,… có chứa nhiều vitamin D phục vụ cho quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

Một số món ăn tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Thịt gà tam thất

Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Món ăn này có công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện: Sắc mặt xám nhợt, hay bị vỡ tiểu cầu, xuất huyết dưới da trong bệnh sốt xuất huyết, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

cach-lam-mon-ga-ham-tam-that-bo-duong-cho-ba-bau

Óc lợn kết hợp mộc nhĩ

Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g, não lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm 1 thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm 1 bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.

Thịt heo xào nấm đông cô Đông cô

(nấm hương) 100g, thịt cốt-lết 200g, cà rốt 100g. Gừng, hành, bột nêm, bột năng và bột tiêu mỗi thứ vừa đủ. Đông cô dùng nước ấm ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước, thái sợi. Thịt cốt-lết cũng thái sợi. Cà rốt rửa sạch gọt vỏ thái sợi, gừng và hành thái sợi sử dụng sau. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào, chờ dầu nóng đến một nửa cho hành, gừng vào phi thơm, sau đó đổ thịt vào xào đều, rồi thêm đông cô xào chín, thêm cà rốt sợi, bỏ bột nêm, bột tiêu, dùng bột năng làm xốt thì hoàn tất. Có tác dụng kiện tỳ, bổ gan, dưỡng huyết.

4817Heo-ham-nam-dong-co_f2013033144

Lưu ý:

- Hạn chế ăn mỡ động vật (lợn, bơ, bò…) và kem sữa bò: trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch.

- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có đường và muối cao. Thay vào đó, bạn nên cung cấp cho cơ thể lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc nguyên hạt.

- Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, vì chúng có thể khiến tình trạng ù tai của bạn nặng thêm.

- Tránh dùng quá nhiều các loại thức uống có cồn, bởi chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể làm các cơn đau đầu của bệnh nhân nặng hơn.

20170815105612-co-che-do-an-uong-lanh-manh

- Uống đủ nước mỗi ngày (1,5 - 2 lít) để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất. Nhiều khi tình trạng mất nước cũng gây xuất hiện những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

- Tập thể dục mỗi ngày.

- Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột.

- Khi nằm ngủ, người bệnh nên để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn.

- Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.

- Nếu cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.

- Hạn chế lái xe, trèo cao…

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn