Ảnh rùng rợn của những “quái vật” khổng lồ

13:12, Thứ năm 31/07/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bị nhiễm phóng xạ, những sinh vật vốn rất bình thường đã biến thành "quái vật" vô cùng ghê rợn.

Kỳ nhông khổng lồ kỳ dị nghi bị nhiễm phóng xạ

Mới đây, người dân ở khu vực sông Kamo, Kyoto, Nhật Bản vừa phát hiện ra một con vật có hình thù vô cùng kỳ dị.
Theo thông tin từ Japan Today, con vật kỳ dị này thuộc họ kỳ nhông có màu nâu, dài khoảng 1,5m. Chú kỳ nhông này có đầu giống củ hành, đôi mắt tròn và sáng.

Mô tả ảnh.
Kỳ nhông khổng lồ có vẻ ngoài kỳ dị ở Nhật Bản.

Được biết, đây là loại kỳ nhông rất quý hiếm và thường hoạt động vào ban đêm. Tuy nhiên, người dân địa phương lại cho rằng con vật này đã bị nhiễm phóng xạ nên mới có hình thù kỳ dị và ghê sợ như vậy.

“Thủy quái” mực dài 49m do phóng xạ?

Hình ảnh về thủy quái mực dài 49m này đã từng gây hoang mang dư luận đầu năm 2014. Mặc dù chỉ xuất hiện trên Twitter chưa đầy một ngày nhưng những thông tin về con mực khổng lồ do nhiễm phóng xạ hạt nhân đã lan nhanh.

Theo đó, người ta đã bắt gặp xác một con mực khổng lồ dài 49m trôi dạt vào bờ biển Santa Monica, bang California, Mỹ. Chủ nhân của thông tin là anh Butch Witt, Butch còn cho biết, con quái vật mực này sống ở khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, tỉnh Futaba, Nhật Bản, nhưng bị trôi dạt tới khu vực lục địa Mỹ. Do sống trong môi trường nhiễm phóng xạ nên mực mới trở nên to đột biến như vậy. 

Mô tả ảnh.
“Thủy quái” mực dài 49m do phóng xạ.

Không chỉ vậy, tác giả Butch Witt còn đưa ra phát ngôn chính thức của bà Cynthia Beard, Quản lý công viên Santa Monica về việc chuyển sinh vật đột biến khổng lồ này tới Viện nghiên cứu Scripps để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, truyền thông xác minh lại thông tin và cho biết không có bất kỳ con mực khổng lồ nào trôi dạt vào bờ biển Santa Monica, nhiều người chỉ ra hình ảnh con vật trên là sản phẩm của Photoshop. Song song đó, vẫn có ý kiến trái ngược tin rằng "thủy quái" mực bị nhiễm phóng xạ vẫn đang tồn tại.

Một trường hợp tương tự vào tháng 10/2013, người ta có ghi nhận được xác một con mực Architeuthis Dux, dài 10m trôi dạt vào bờ biển khu vực Cantabria, Tây Ban Nha. Ông Enrique Talledo là một trong những nhân chứng đầu tiên phát hiện và chụp lại được những hình ảnh chân thực nhất về con quái vật biển sâu này. 

Chuột nhiễn phóng xạ khổng lồ tấn công Iran

Đầu năm 2013, tờ Times (Anh) đưa tin cục môi trường Tehran (Iran) đang phải điều các đội lính bắn tỉa đi tiêu diệt những con chuột khổng lồ chạy loạn khắp 26 quận của thành phố.

Những con chuột này được xem là kẻ thù mới của Iran. Chúng to lớn khác thường, một số con nặng tới 4,5 kg chạy tràn lan trên Vali Asr, đại lộ chia ranh giới bắc – nam của Tehran với hàng dài nhà hàng cùng cửa hàng thức ăn nhanh.

Thuốc diệt chuột hầu như không còn tác dụng và 10 đội lính bắn tỉa cùng súng trường, trang bị ống ngắm hồng ngoại được triển khai vào ban đêm để diệt chuột.  

“Chúng tôi dùng thuốc diệt chuột vào ban ngày và cử lính bắn tỉa đi tuần tra vào đêm. Diệt chuột đã trở thành cuộc chiến” – ông Mohammad Hadi Heydarzadeh, người đứng đầu Cục Môi trường Tehran, nói.

Mô tả ảnh.
Chuột nhiễn phóng xạ khổng lồ tại Iran.

Ông Ismail Kahram, một giáo sư đại học kiêm cố vấn môi trường cho hội đồng thành phố Tehran nhận định dường như những con chuột bị biến đổi gen, nhiều khả năng là hậu quả của chất phóng xạ và hóa chất thử nghiệm trên chúng.

“Chúng to hơn trước nhiều và trông khác lạ. Từ 60 gram, chúng vọt lên gần 5 kg, đây là những biến đổi thường chỉ xảy ra sau hàng triệu năm tiến hóa. Giờ đây mèo còn nhỏ hơn chúng và tỏ ra sợ hãi” – ông Kahram nói.

Các tay súng bắn tỉa đã giết khoảng 2.205 con chuột. Xác chúng bị đốt hoặc chôn rồi rắc vôi. 

Cá khổng lồ bị đột biến vì phóng xạ từ Chernobyl

Mới đây, một người câu cá tại Nga vừa cho đăng tải lên trang blog cá nhân hình ảnh anh vật lộn để bắt được một con cá da trơn có kích cỡ “khủng” gần Chernobyl. Người này tin con vật đã bị đột biến phóng xạ nên mới có kích cỡ lớn như vậy.

Con cá được câu ở khu vực thành phố Pripyat (Ukraine), loài cá này còn có tên Borka. Khu vực Pripyat gần biên giới với Belarus, được thành lập từ năm 1970 và đã bị bỏ hoang từ năm 1986 cho đến nay sau thảm họa Chernobyl.

Mô tả ảnh.
Cá khổng lồ bị đột biến vì phóng xạ từ Chernobyl.

Khu vực trên cũng bị đưa vào giới hạn nguy hiểm vì bị nhiếm phóng xạ nặng. Những loài hải sản bắt được tại khu vực này đều bị cấm sử dụng làm thực phẩm.

Tuy nhiên, dạo gần đây, người câu cá thường mạo hiểm mạng sống tìm đến nơi này để câu được những con cá có kích thước “khủng. Nhiều người tin rằng chính phóng xạ đã làm loài cá nơi đây đột biến và to bất thường. 

Bướm Fukushima biến đổi gen do nhiễm phóng xạ

Các nhà khoa học cho biết đã họ phát hiện thấy những dấu hiệu về biến đổi gen trong ba thế hệ các loài bướm ở khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.

Mô tả ảnh.
Bướm Zizeeria maha ở Fukushima bình thường (phải) và bị đột biến. 

Theo nghiên cứu nêu trên, khoảng 12% loài bướm xanh đã có những thay đổi về cánh và mắt.

Ông Joji Otaki, Trợ lý Giáo sư tại Đại học Ryukyu ở Okinawa, cho biết đã bắt giữ nhiều loại côn trùng ở cách khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima và 18% trong số những loài này đã gặp những vấn đề tương tự.

Các nhà nghiên cứu cũng đã thu thập khoảng 240 con bướm ở Fukushima hồi tháng Chín năm ngoái, sáu tháng sau thảm họa. Theo ông Otaki, tỷ lệ bất bình thường được ghi nhận là 52%.

Ông Otakia cho biết tỷ lệ phóng xạ cao trong những con côn trùng có thể bắt nguồn từ thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima tác động lên môi trường cũng như có trong các loại thức ăn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phương anh
TIN MỚI CẬP NHẬT