Tuần qua, câu chuyện về chất lạ trong áo ngực có gây hại hay không, sữa cần ghi nguồn gốc nguyên liệu, khoai tây Đà Lạt bị làm giả, trúng giả, kháng thể giệt virus HIV… là những thứ làm nóng các mặt báo.
[links()]
Nhà khoa học Việt tranh cãi vì áo ngực
Tuần qua, câu chuyện về “chất lạ” trong áo ngực vẫn tiếp tục nóng, khi Việt Nam đang mò mẫm tìm thì các nhà sản xuất áo ngực Trung Quốc tiết lộ chất trong áo ngực, ít ngày sau các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được ra chất lạ này là dầu khoáng (Mineral seal Oil), các hạt tròn là nhựa PS (Polystyrene Composit).
Tuần qua các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục bất đồng về dầu khoáng và nhựa PS trong áo ngực có độc hay không? |
chất này có độc hại với sức khỏe người dùng không? Các nhà khoa học Việt Nam vẫn tiếp tục tranh luận, dù các nhà sản xuất Trung Quốc khẳng định nó rất tốt.
Viện Hóa học khẳng định những chất trên có thể gây ung thư, rối loạn nội tiết; ngay lập tức Viện Khoa học Hình sự (Hà Nội) nêu quan điểm ngược lại là không ảnh hưởng đến sức khỏe; còn Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường khu vực 2 nói rằng chưa chỉ ra được sản phẩm có gây hại cho sức khỏe người dùng hay không?
Với người dân, vẫn tiếp tục mò mẫm dùng và chờ đợi kết quả trong lo lắng. Không ít người đã nghĩ tới phương án bỏ tiền thuê chuyên gia nước ngoài kiểm định, hoặc gửi mẫu ra nước ngoài phân tích, như nhiều sự việc khác chúng ta hay làm.
Đồ Trung Quốc dán mác hàng Việt
Về thực phẩm, thời gian quan tình trạng sữa nhập lậu, không rõ nguồn gốc hoặc sữa sản xuất nội địa không ghi các thông tin cần thiết trên nhãn mác, thiếu trung thực đang diễn ra, gây khó khăn trong việc kiểm tra, ảnh hưởng lợi ích người tiêu dùng.
Vì vậy, một nhà sản xuất sữa đã đưa ra đề nghị cần quy định rõ việc ghi “xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm”, trong đó có quy trình chế biến, nguyên liệu đầu vào là sửa tươi hay sửa bột…
Người Việt vốn dĩ rất sáng tạo, khi khoai tây Trung Quốc bị người tiêu dùng tẩy chay, những tiểu tương tại chợ TP. Đa Lạt (Lâm Đồng) đã nghĩ ra cách “nhuộm màu” cho khoai tây Trung Quốc thành khoai Đà Lạt.
Khác biệt của khoai tây Trung Quốc (trái) và khoai tây Đà Lạt (phải). Ảnh VNE. |
Cách thức rất đơn giản, đất đỏ được phơi khô, tán mịn, sau khi khoai tây Trung Quốc được rửa qua nước để sạch đất đen (hoặc nâu) được cho vào trộn với đất đỏ Đà Lạt. Đất đỏ này sẽ bám quanh củ khoai, khiến khoai trông mịn màng, đẹp mắt. Người mua thấy có đất đỏ bám trên khoai sẽ nhầm với khoai tây trồng tại Đà Lạt.
Để phân biệt khoai tây Trung Quốc giả và khoai Đà Lạt cũng không quá khó, vỏ khoai tây Đà Lạt mỏng nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển.
Khoai tây Trung Quốc có kích cỡ củ rất đều, gần như tuyệt đối 10 củ như một, củ thường dài hơn khoai tây Đà Lạt, vỏ khoai trơn bóng, ít trầy xước, mắt ở củ to hơn khoai Đà Lạt, ruột khoai Trung Quốc cũng trắng hơn khoai nội địa.
Còn xét nghiệm của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng kết hợp với Trường Đại học Bách khoa TP. HCM đã phát hiện mẫu khoai tây chiên tại TP. HCM chứa độc tố acrylamide có nguy cơ gây ung thư. Động tố acrylamide phát sinh trong quá trình chiên khoai và tăng theo nhiệt độ.
Ngày 7/11, một người dân ở phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã mua 10 quả trứng vịt tại một sạp hàng ở chợ Trảng Dài (TP. Biên Hòa), sau khi luộc đập trứng ra mới phát hiện khác thường, lòng trắng trứng màu hồng tươi, dai như cao su, trong khi lòng đỏ vẫn là màu vàng nhạt. Nhìn bề ngoài, quả trứng này không khác gì trứng bình thường.
Trong khi đó, máy lọc nước Kangaroo nổi tiếng với quảng cáo là “thương hiệu hàng đầu Việt Nam”, nhưng khi tìm hiểu kỹ người tiêu dùng tá hỏa khi đa phần linh kiện được đóng mác “Made in Taiwan” (Đài Loan).
Được biết sau khi đặt hàng sản xuất linh kiện tại Đài Loan, về Việt Nam công ty này chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp gia công và “nổ” quảng cáo.
"Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam" được sản xuất tại Đài Loan. |
Thêm hi vọng cho người bị HIV
Liên quan tới y tế, sau khi Sở Y tế các tỉnh đồng loạt kiểm tra các cơ sở y học cổ truyền đã phát hiện rất nhiều dược liệu không đảm bảo chất lượng, như ẩm, mốc, mối, mọt, dược liệu nhái, dược liệu giả, nhuộm màu gây độc…
Với những người bị HIV đã có thêm cái để hi vọng khi một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine, các nhà khoa học Trường đại học KwaZulu - Natal (Cộng hòa Nam Phi) đã tìm ra cách tổng hợp một loại kháng thể có thể tấn công và giết chết virus HIV trong cơ thể, hiệu quả tới 88%.
Tuy nhiên, đấy mới là nghiên cứu, còn loại kháng thể này có được sản xuất đại trà và người bị HIV tại Việt Nam khi nào được tiếp cận thì chưa ai có thể trả lời được.
- Phạm Thanh