Hướng dẫn các phòng tránh bệnh quai bị trong thai kỳ
Trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi.
Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.
Khi bị quai bị trong thai kỳ mẹ bầu cần làm gì?
Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm… Thêm vào đó, các mẹ bầu cũng nên chú ý như sau:
+ Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.
+ Cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc bệch quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ.
+ Nếu bạn bị quai bị trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn cần thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang bầu của mình khi đi khám và điều trị bệnh quai bị.
+ Sau khi bạn đã khỏi bệnh, bạn cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyện hợp lý của bác sĩ về tình trạng của bạn.
Những triệu chứng dễ nhận biết khi bị bệnh quai bị
Phụ nữ có thai khi bị quai bị có triệu chứng phát triển nhanh hơn so với những người bình thường khác.
Các biểu hiện dễ nhận biết bao gồm: Sốt, nhức đầu, người mệt mỏi, đau cổ họng, nuốt nước bọt cũng gây cảm giác đau, amidan sưng to…tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần lễ.
Bà bầu cần làm gì khi bị quai bị?
Dành thời gian nghỉ ngơi trong suốt khoảng thời gian mắc bệnh
Nên ăn các loại đồ ăn dạng lỏng như cháo, nước cơm, sữa, mỳ sợi nhằm giảm thiểu cơn đau khi nuốt
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên súc miệng bằng nước muối loãng vào buổi sáng và buổi tối.
Uống nhiều nước
Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc tân dược giảm đau, khi bệnh phát tác bạn nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, sau quá trình khỏi bệnh bạn cũng nên thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi xem có gặp biến chứng gì không.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!