Mang thai tuần 33 bụng đã bị tụt xuống chưa?

( PHUNUTODAY ) - Trong 3 tháng cuối của thai kỳ là lúc mẹ bầu đang có những dấu hiệu bị tụt bụng. Vậy khi mang thai đến tuần thứ 33 của thai kỳ thì bụng đã tụt xuống hay chưa? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó nhé!

Đến tuần thứ 33 bụng mẹ bầu đã bị tụt xuống hay chưa?

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề, và là dấu hiệu đầu tiên các mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi đấy. Theo quá trình phát triển của thai kỳ thì thông thường:

+ Đối với người sinh con lần đầu tiên, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh.

+ Đối với người sinh con thứ, cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.

Như vậy, đối với tuần thứ 33 của thai kỳ thì bụng đã bắt đầu có dấu hiệu bị tụt xuống rồi các mẹ bầu nhé!

Mẹ bầu không nên ăn gì trong những tháng cuối thai kỳ?

5.mang-thai-tuan-thu-33-bung-da-tut-chua-phunutoday.vn

 

1.Uống thuốc bổ vừa phải:

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều chất hơn bình thường. Bởi vậy, mẹ bầu có thể uống thêm các loại thuốc bổ để đảm bảo con đủ chất. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều thuốc bổ để giảm nhẹ gánh nặng cho dạ dày.

2.Không nên ăn kiêng và thức ăn chưa chín kỹ:

Tránh ăn thức ăn chưa chín hoặc dễ hỏng ( sốt mayonaise, salad) đồ sống có nhiều vi khuẩn độc hại. Đây là giai đoạn cần bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi nên các mẹ tuyệt đối không được ăn kiêng sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh cũng như thể chất thai nhi.

3.Bà bầu không nên ăn mặn và đồ ăn nhiều dầu mỡ:

Bà bầu không nên ăn quá mặn trong suốt quá trình mang thai như cá muối khô, dưa muối,…hạn chế ăn muối và xì dầu.

Ở thời kỳ này hệ tiêu hoá của các mẹ bầu sẽ hoạt động kkhông được tốt chính vì thế quá trình tiêu hoá sẽ bị chậm lại nên bạn không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây khó hấp thụ được thức ăn. Ngoài ra còn gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu, cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra hoặc hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ.

Một số lưu ý quan trọng mẹ bầu nên nhớ trong 3 tháng cuối thai kỳ

+ Giải pháp giúp cho bà bầu ngủ ngon hơn:

Lúc này, thai nhi nằm theo tư thế đầu quay xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Đầu của bé sẽ đè vào bàng quang và do đó bà bầu sẽ phải dậy trong đêm 4-6 lần để đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, thận của bà bầu cũng làm việc nhiều hơn, lọc máu và sản xuất ra lượng nước tiểu nhiều hơn gấp đôi trước khi mang bầu.

+ Không nên uống bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ:

Cũng giống như ở ba tháng đầu, bà bầu cần tránh uống bất kì thứ gì trước khi đi ngủ vài tiếng. Trong ngày thì bạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại.

Khi đi vệ sinh, hãy ngồi nghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hết hoàn toàn khỏi bàng quang. Nên nhớ là không được nhịn đi tiểu vì có thể làm nhiễm trùng nước tiểu ở các cơ quan khác.

+ Chú ý chứng chuột rút ở mẹ bầu:

Thời kì này, bà bầu cũng thường xuyên bị chuột rút. Đạp chân xuống giường có thể làm giảm triệu chứng này. Kéo giãn chân trước khi lên giường,  tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút.

Canxi, magie, kali là những dưỡng chất cần thiết cho cơ co bóp và các chức năng khác trong cơ thể nên cần bổ sung thức ăn chứa các chất đó. Kali có trong các loại thức ăn như: khoai tây, chuối, các loại đậu, ngũ cốc, lúa mạch, lê. Thức ăn giàu magie gồm có: quả hạnh và đào lộn hột. Những thức ăn có chứa cả ba loại khoáng chất đó là: rau bina, sữa chua, và cá hồi. Cuối cùng, nên nhớ uống đủ nước vì sự khử nước làm mất cân bằng chất điện phân và gây ra chuột rút.

Lưu ý: Các mẹ bầu hãy cố gắng thúc đẩy hàm lượng hấp thu chất sắt và axit folic. Đặt miếng đệm nóng vào chân 15 – 20 phút để làm giảm cảm giác muốn đung đưa chân.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn