Bác sĩ cảnh báo dù nắng nóng đến đâu BÀ BẦU CHỚ UỐNG NHIỀU NƯỚC MÍA kẻo NGUY MẸ HẠI CON

09:02, Thứ bảy 27/04/2019

( PHUNUTODAY ) - Nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên bà bầu cần lưu ý những điều dưới đây kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

Được nhiều người truyền tai nhau, các chị em trong giai đoạn bầu bí luôn tích cực uống nhiều nước mía với hy vọng tăng ối, giúp con có làn da trắng hồng. Một số mẹ bầu khác cũng thường xuyên uống nước mía để giải cơn ốm nghén.

nuoc-mia-2-151649109

Chia sẻ về điều này, Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía trong thai kỳ. Quan niệm uống nước mía con sinh ra đẹp da, mẹ giảm ốm nghén không chính xác. Theo bác sĩ Kiều Dung, yếu tố màu da do gen di truyền quyết định. Trẻ sinh ra có làn da trắng hay ngăm đen hoàn toàn phụ thuộc vào màu da của bố và mẹ.

Nguy cơ tiểu đường thai kỳ khi uống nước mía

Việc uống nước mía trong thai kỳ không giúp bé sinh ra có làn da trắng như nhiều bậc cha mẹ hằng mong ước. Ngược lại, lạm dụng quá nhiều đồ uống này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu.

Bác sĩ Kiều Dung thông tin, trong thời kỳ mang thai, cơ thể bà bầu gia tăng tiết các hormone nội tiết tố HCS (humnan chorionic gonadotrophin), estrogen, progesterone... khiến chị em luôn có cảm giác uể oải, mệt mỏi. Đồng thời, hormone insulin có chức năng chuyển hóa đường cũng sản xuất nhiều hơn.

Bà bầu uống nhiều nước mía với thành phần chủ yếu là đường sẽ có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Lúc này, hormone insulin không thể điều chỉnh lượng đường về trạng thái cân bằng. Hậu quả là bà bầu có nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của bé.

troi-nang-nong-den-dau-ba-bau-cung-khong-nen-uong-nuoc-mia-vi-ly-do-nay2-2019-04-18-11-24-0932

Do đó, bác sĩ Kiều Dung nhấn mạnh bà bầu không nên uống nhiều nước mía theo quan niệm giảm ốm nghén, tăng ối, sinh con trắng da của nhiều người. Thay vào đó, chị em nên hướng đến chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất cơ bản: Đạm – đường bột – chất béo – chất xơ – vitamin và khoáng chất. Nếu uống nước mía, bà bầu không nên uống quá 1 ly/ngày. Bên cạnh đó, chị em cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, hoa quả tươi.

Những lưu ý khi uống nước mía trong thai kỳ

- Khi cảm thấy triệu trứng buồn nôn diễn ra liên tục, bà bầu có thể cho 1 chút gừng tươi vào nước mía để hạn chế cảm giác buồn nôn.

- Không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm. Vì nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu.

- Những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.

ba-bau-uong-nuoc-mia-600x450

Mẹ bầu uống nước mía, nên tránh 5 sai lầm sau đây:

Không uống nước mía để lâu

Tuy nước mía rất tốt và nhiều dưỡng chất nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Mẹ bầu không nên uống nước mía để lâu vì có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc. Hãy uống mía vừa ép và chưa bảo quản trong tủ lạnh.

Không uống khi đang dùng thuốc

Nếu mẹ bầu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, thuốc chống đông máu thì không nên uống nước mía, vì thuốc sẽ cản trở tác dụng của policosanol có trong nước mía, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Không uống khi mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì, mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường không nên uống nước mía.

Không uống quá nhiều

1-33

Tuy mía tốt nhưng mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều mà cần bổ sung thêm đa dạng thực phẩm từ các nguồn khác. Nếu mẹ uống quá nhiều nước mía sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ vì thành phần chính của mía là đường.

Không uống mía lạnh

Mẹ bầu nên uống mía tươi, không uống mía đã bảo quản trong tủ lạnh hay ép mía rồi cho vào tủ lạnh trước khi uống.

Một số cách pha chế nước mía cho mẹ bầu:

Mẹ bầu có thể kết hợp mía với các loại trái cây để tăng hương vị cho món uống.

Nước mía tắc:

Ép mía với 1 quả tắc để nước mía thơm và ngọt hơn.

Nước mía cam:

Nước mía cam có vị ngọt, dịu nhẹ, dễ uống, cung cấp thêm cho mẹ bầu vitamin C.

Nước mía cà rốt:

Nước mía kết hợp cà rốt ép sẽ cho ra hương vị thơm ngon, lại cung cấp thêm cho mẹ bầu vitamin A.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc