Bác sĩ gợi ý 6 loại rau củ tốt cho người bị cúm, giúp bệnh nhanh khỏi

21:26, Thứ ba 11/02/2025

( PHUNUTODAY ) - Sử dụng các loại rau củ này đúng cách sẽ giúp đẩy lùi bệnh cảm cúm, hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.

Dưới đây là một số gợi ý về các loại rau củ có tác dụng tốt trong việc điều trị cúm tại nhà được BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 chia sẻ.

Hành

Hành là loại gia vị quen thuộc, xuất hiện trong nhiều món ăn. Nó chứa nhiều acid malic, phytin và chất alylsunfit. Ngoài ra, hành còn chứa tinh dầu, chất kháng sinh alixin có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.

Hành có vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, làm ra mồ hôi. Hành được sắc lấy nước uống giúp trị các chứng bệnh như sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thủng.

Có thể dùng gừng giã nát, thêm nước sôi vào nồi và dùng nước này để xông khi bị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi.

Ăn cháo nóng thêm hành cũng giúp bệnh nhanh khỏi.

Hành và tía tô có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị cảm cúm.

Hành và tía tô có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị cảm cúm.

Tía tô

Tía tô cũng là một loại rau gia vị được sử dụng nhiều trong đời sống thường ngày. Toàn thân cây tía tô chứa 0.5% tinh dầu, chủ yếu là limonene, perilla andehyde, dihydrocumin, α-pinen. Ngoài ra, nó còn có nhiều flavonoid (trong đó chủ yếu là luteolin và apigenin), các axit hữu cơ như acid caffeic, acid rosmarinic...

Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, giải uất, lý khí khoan hung, hóa đờm, an thai. Toàn thân của cây tía tô có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Các sử dụng tía tô đơn giản nhất để trị ho, cảm mạo, giúp cơ thể ra mồ hôi, lợi cho tiêu hóa, giảm đau, giải độc là sử dụng 5-10 gram lá tươi sắc lấy nước uống. Ngoài ra, dùng lá tía tô kết hợp với hành, cắt nhỏ trộn vào cháo nóng để ăn cũng là một cách giải cảm nóng.

Kinh giới

Kinh giới là loại rau có chứa nhiều tinh dầu và ác chất có tác dụng chống viêm, chất chống oxy hóa. Loại rau này có mùi thơm dễ chịu, vị cay nồng. Hoa của cây kinh giới có tác dụng làm ra mồ hôi tốt hơn lá.

Toàn thân cây kinh giới có thể dùng tươi hoặc đem sao đen, sao cháy và dùng như một vị thuốc trị bệnh.

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, kinh giới có tác dụng giúp hạ sốt, chống viêm, an thần khi dùng với một lượng vừa phải.

Loại rau này chứa các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do. Có được điều này là nhờ các phenol trong tinh dầu thảo dược.

Theo y học cổ truyền, kinh giới có vị cay, tính ôn, tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết. Rau kinh giới có thể sử dụng để trị ngoại cảm phát sốt, làm ấm dạ dày và hệ tiêu hóa, giúp cơ thể ra mồ hôi.

Lá kinh giới có thể dùng dưới dạng thuốc sắc để trị cảm cúm, say nóng, nhức đầu, sốt không đổ mồ hôi.

Trường hợp người đổ mồ hôi thì không nên sử dụng kinh giới.

Húng chanh và kinh giới cũng có tác dụng trong việc điều trị cảm cúm.

Húng chanh và kinh giới cũng có tác dụng trong việc điều trị cảm cúm.

Húng chanh

Húng chanh còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như tần dày lá, rau tần, rau thơm lông... Loại rau này chứa colein, tinh dầu mùi thơm nhẹ (chủ yếu là cacvacrola và thymol) và nhiều thành phần hóa học khác.

Húng chanh có vị cay, hơi chua, tính ấm, tác dụng giải cảm, thanh nhiệt, trừ đờm, tiêu độc, có thể sử dụng trong các trường hợp điều trị cảm cúm, sốt không ra mồ hôi, sốt cao, ho hen, viêm họng, khản tiếng.

Có thể sử dụng 10-15 gram lá húng chanh sắc lấy nước uống hoặc giã lấy nươc suống.

Lá húng chanh tươi rửa sạch, ngâm trong nước muối rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch. Cho lá vào miệng để ngại và ngậm, nuốt dần dần để trị ho.

Sử dụng lá húng chanh kết hợp với một số nguyên liệu như lá bưởi, lá sả, lá bạch đàn, lá tre để đun nước xông giúp cơ thể ra mồ hôi, trị cảm cúm.

Tỏi

Tỏi là loại gia vị phổ biến và cũng được dùng trong các bài thuốc nam để điều trị bệnh. Công dụng của tỏi là trị cảm cúm, tẩy giun kim, ho gà, cao huyết áp, đau dây thần kinh tọa...

Tỏi chứa một ít i-ốt và tinh dầu. Chất alixin trong tỏi là một hợp chất sulfua có tác dụng diệt khuẩn mạnh.

Có thể thêm tỏi vào các món ăn thường ngày để tăng hương vị cũng như giúp củng cố sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cúm, cảm lạnh.

Gừng

Gừng có tác dụng trung hòa hàn nhiệt, giải cảm, giải độc. Củ gừng chứa nhiều tinh dầu như alpha - camphen, beta - phellandren, các chất cay như zingeron, shogaola, zingerola. Hoạt chất zingeron là thứ tạo ra vị cay đặc trưng cho gừng.

Gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống nôn, giảm ho, chống viêm, kích thích tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương, có vị cay, tính hơi ôn, tác dụng ôn trung, tán hàn, trị nôn mửa, tiêu đờm, trị ngoại cảm, biểu chứng, đầy bụng. Gừng khô được gọi là can khương, tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch, giúp trị chân tay lạnh, đau bụng, mạch nhỏ...

Người ta thường dùng gừng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi ngoài, cảm mạo phong hàn...

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: cảm cúm