Bác sĩ nói gì về vụ việc học sinh bị phạt súc miệng bằng nước giẻ lau bảng

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ gây bức xúc trong xã hội, vụ việc giáo viên bắt phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt từ giẻ lau bảng còn khiến ngành y cũng không khỏi e ngại.

 Chiều 5-4, liên quan học sinh lớp 3 bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng xảy ra tại Hải Phòng, đã gây phản ứng bức xúc dữ dội từ dư luận. Đối với giới phụ huynh, không ai không giật mình qua sự việc đau lòng này. Còn ở góc độ y khoa, giới chuyên môn cũng đã bày tỏ ý kiến vì liên quan đến sức khỏe.

1437_page

Theo Lao Động, PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho rằng, để khẳng định học sinh uống nước giặt giẻ lau có nguy hại sức khoẻ không, phải tìm hiểu giẻ có mức độ bẩn thế nào? Giẻ dùng để lau gì?...

Nếu chỉ dùng lau bảng viết phấn mà phấn đó được sản xuất đúng tiêu chuẩn thì không quá lo ngại. Còn nước giặt giẻ lau bảng chứa nhiều bụi, các tạp chất khác... gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

images (2)

Viên phấn sử dụng trong lớp học thường được làm từ canxi cacbonat

"Viên phấn sử dụng trong lớp học thường được làm từ canxi cacbonat, một dạng đá vôi tự nhiên. Phương pháp truyền thống của việc tạo phấn trắng là tạo ra một loại bột sét có chứa canxi cacbonat và thạch cao cho nó vào khuôn phấn. Phấn này thường dễ viết trên bảng phiến nhưng nó cũng tạo ra một lượng bụi đáng kể bay trong không khí xung quanh. Về nguyên tắc thì phấn không độc", PGS.TS Côn nói.

Còn theo ThS-BS Phan Thái Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết đối với giẻ lau bằng phấn bảng thì ít kích ứng hơn, còn đối với bảng viết bằng bút lông thì tác hại nặng hơn bởi nó chủ yếu là dung môi hóa chất công nghiệp acetone, hóa chất giữ màu. Tác hại này là gây kích ứng trực tiếp vùng họng với biểu hiện có thể nóng rát, nổi rộp lên.

"Vùng miệng người dễ bị kích ứng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ niêm mạc miệng rất mỏng nên dễ bị kích ứng hơn. Còn nếu nước vắt rửa bảng mà có chứa các chất này khi uống vào trong thì sẽ gây kích ứng nặng bên trong đường tiêu hóa, thực quản, dạ dày, bỏng rát khoang miệng…", BS Sơn cho hay.

Theo Dân Trí, chiều ngày 3/4, gia đình em Phạm Phương Anh - học sinh lớp 3A5, Trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng) đã phản ánh với Hiệu trưởng - bà Trần Thị Ngọc Bảo việc giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương bắt em Phương Anh vắt nước giẻ lau bảng uống, để răn đe những học sinh hay nói chuyện trong lớp.

 Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu cô Nguyễn Thị Minh Hương phải phối hợp với gia đình đưa học sinh Phạm Phương Anh đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

 Ngày 4/4, Phòng Giáo dục huyện An Dương, Tp.Hải Phòng đã chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn