Báo động: nghịch tử đạp tới tấp vào người mẹ chỉ vì... không được chơi game

10:30, Thứ tư 11/01/2017

( PHUNUTODAY ) - Mới đây, trên diễn đàn mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh người con trai đạp liên tiếp vào người mẹ chỉ vì không được nghịch điện thoại khiến dư luận phẫn nộ.

Vụ việc được ghi lại tại một bệnh viện tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc khi cậu bé 10 tuổi liên tiếp đá vào người mẹ mình.

Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện 1 clip ngắn chỉ vài giây nhưng lại thu hút rất nhiều sự quan tâm của người xem. Trong clip, một cậu bé ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc giơ cao chân đá, đạp liên tiếp vào người mẹ mình.

danh-1-1484025031967

 Cậu bé dùng chân đạp liên tiếp vào người mẹ chỉ vì không được dùng điện thoại. Ảnh cắt từ clip

Đoạn clip ghi lại cảnh cậu bé vừa đạp vừa gào thét lên một cách giận dữ, trạng thái có phần kích động. Xem xong đoạn clip đó, ai cũng phải thở dài một tiếng, cảm thấy vừa ngạc nhiên lại vừa thất vọng.

Theo tìm hiểu, những hình ảnh được ghi lại trong 1 bệnh viện ở Quảng Châu, cậu bé trong clip mới chỉ tầm 10 tuổi. Đoạn clip chỉ có vài giây mà người ta đã đếm được cậu bé đạp mẹ 5 cái liên tiếp. Dù cho bà nội đứng bên cạnh không ngừng can ngăn cháu nhưng đều vô ích.

giphy-1484022485603-0-0-160-258-crop-1484022506687

 Hình ảnh được ghi lại ở một bệnh viện của TQ.

Được biết, nguyên nhân của hành động này chính là do trước đó, người mẹ không cho cậu bé chơi điện thoại, vì thế nên bé mới cảm thấy ấm ức và trách móc mẹ bằng cách thô bạo đó.

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận sau khi xem đoạn clip này:

"Thật không hiểu nổi hành động của cậu bé này. Tôi lo lắng không biết một đứa trẻ lớn thế này rồi thì có còn giáo dục được nữa hay không".

Họ cũng cho rằng, trên thực tế việc con cái mắng cha mẹ đã từng xảy ra rất nhiều. Để những sự việc tương tự như vậy xảy ra, phụ huynh cũng có một phần trách nhiệm rất lớn.

Chuyên gia cho rằng: nhìn vào cách thể hiện hành động này cùng với biểu hiện của phụ huynh, có vẻ như đây không phải lần đầu việc này xảy ra. Hơn nữa, cậu bé đó đã bị nghiện điện thoại, đến mức mà bất kể ai ngăn cản việc cậu chơi điện thoại, đều bị xem là kẻ thù.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý cẩn trọng lời nói, hành động của mình vì đó sẽ là tấm gương cho trẻ nhỏ học theo. Hơn nữa, phải nghiêm khắc xử phạt đối với những hành động vô lễ như vậy.

Làm gì để giúp con tránh xa điện thoại?

1. Dành nhiều thời gian ở bên con, làm gương cho con

Nhiều phụ huynh vì bận rộn nên dùng điện thoại để con... ngồi yên. Vì lẽ này, trẻ càng dễ trở nên nghiện điện thoại.

Để giúp con, bố mẹ nên làm gương trước, hãy dành thời gian vui chơi với con, chăm sóc cho con. Chỉ dùng điện thoại hay tablet khi ngồi vào bàn làm việc.

Khi cả gia đình sinh hoạt cùng nhau như ăn cơm hay xem ti vi, hãy tham gia vào những cuộc trò chuyện, bàn luận và hỏi thăm con về những việc diễn ra trong ngày...

2. Thắt chặt quản lý giờ giấc sử dụng điện thoại thông minh của con

Hãy dành cho con thời gian nhất định để sử dụng thiết bị nếu thực sự cần thiết và giữ lại khi đã hết thời gian. Duy trì việc quản lý giờ giấc và kiên trì đưa việc này vào khuôn khổ, trẻ sẽ hình thành thói quen tốt.

3. Kêu gọi trẻ cùng tham gia các việc nhà

Bố mẹ hãy tập cho con làm việc nhà từ sớm, như vậy sẽ tăng thời gian hoạt động và giảm bớt việc chơi điện thoại ở trẻ. Hãy tạo hứng thú cho trẻ bằng cách coi việc nhà như những trò chơi, bé sẽ thích hơn và không cảm thấy khó chịu.

4. Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động tập thể

Trẻ nhỏ sẽ phát triển tốt nhất nếu được thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời. Không chỉ thể chất mà cả các kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo… cũng được phát huy hiệu quả nhờ những hoạt động như vậy.

Và khi vui chơi tập thể, các bé sẽ không còn vòi vĩnh bố mẹ cho xem điện thoại.

Cách ứng xử của trẻ cũng rất cần được giáo dục, vậy phải làm thế nào?

Đầu tiên, người lớn nên làm gương cho con trẻ. Trẻ con có khả năng bắt chước rất tốt, chúng sẽ làm theo mọi cư xử, hành động của ông bà, bố mẹ trong nhà, chính vì thế, người lớn cần mẫu mực trong từng lời ăn, tiếng nói và hành động của mình.

Tiếp theo đó, người lớn và trẻ nhỏ cần giao tiếp càng nhiều càng tốt vì đây là việc làm rất quan trọng. Việc tích cực giao tiếp và giao tiếp kịp thời sẽ giải quyết được những mâu thuẫn không đáng có.

Cuối cùng, người lớn khi nhìn thấy trẻ phạm lỗi cần sớm chỉ bảo con, không được nên nuông chiều quá mức để rồi một ngày, sự nuông chiều đó trở thành lý do khiến trẻ phạm lỗi.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link