Rất nhiều người xem Việt Nam là đất nước lạ vì những quy định, ứng xử lạ của các cơ quan chức năng và người dân gây nên rât nhiều những tranh luận, tranh cãi trong xã hội." />

Bạo hành mẹ cha, người Việt ứng xử theo trào lưu "lạ"

10:47, Thứ năm 07/03/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;"> Rất nhiều người xem Việt Nam là đất nước lạ vì những quy định, ứng xử lạ của các cơ quan chức năng và người dân gây nên rât nhiều những tranh luận, tranh cãi trong xã hội.

Rất nhiều người xem Việt Nam là đất nước lạ không chỉ bởi các sự việc, hiện tượng lạ thường xuyên xuất hiện ở nước ta trong năm qua mà còn vì những quy định, ứng xử lạ của các cơ quan chức năng và người dân gây nên rât nhiều những tranh luận, tranh cãi trong xã hội.

[links()]
Người Việt ứng xử lạ lùng
 
Có một khảo sát của Gallup cho thấy, người Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sự vô cảm đã gây nhiều tranh luận. Nhiều người đặt ra câu hỏi là liệu kết quả đó có chính xác hay không? Thậm chí nhiều người còn tỏ ra lạ lùng, vô lý với kết quả ấy. 
 
Tuy nhiên nếu căn cứ vào những việc như cả một đám đông đứng nhìn người bị tai nạn giao thông nằm dưới đường mà không đưa đi cấp cứu; hàng chục người ngang nhiên xông vào cướp tiền của một người đàn ông bị cướp hụt giữa phố đông người; hay thấy nhóm côn đồ cầm đao, kiếm hung hãn lao vào đập phá nhà hàng xóm, nhiều người dân xung quanh chỉ đến đứng nhìn mà không dám can ngăn...… Hay ông chủ đầu tư đập thủy điện Đăk Mek 3 dùng đất, cát, đá sỏi có sẵn dưới suối đổ đầy vào thân đập thay vì phải dùng bê tông đá hộc, vữa mác như yêu cầu của thiết kế công trình… thì không biết còn ai cho rằng kết quả khảo sát trên là lạ lùng nữa không hay thay vào đó sẽ cho rằng hành động của con người trong rất nhiều những trường hợp kể trên thật lạ lùng.
Những hành động vô cảm đến lạ lùng như thế này diễn ra ngày càng thường xuyên
Những hành động vô cảm đến lạ lùng như thế này diễn ra ngày càng thường xuyên
Cách ứng xử lạ không chỉ xuất hiện giữa những người dưng với nhau mà còn xuất hiện ở ngay trong những hành động con cái đối xử với cha mẹ. Gần đây, các vụ con cái ngược đãi, bạo hành cha mẹ nghiêm trọng như "vứt" bố ra đường, đẩy nhau trách nhiệm phụng dưỡng, con gái hùa với chồng nhét bùn vào mồm mẹ, vợ chồng già bị con cái đuổi khỏi nhà với cỗ quan tài, con trai tính từng ngày bắt mẹ già trả tiền phụng dưỡng...đã xảy ra liên tiếp khiến dư luận vô cùng bức xúc. Đau đớn hơn, có những vụ, người bạo hành cha mẹ đẻ của mình lại là những người trí thức, có hiểu biết… 
Con cái
Con cái "vứt" bố ra đường, đẩy nhau trách nhiệm phụng dưỡng
Có lẽ sẽ có không ít người giải thích đơn giản cho những sự vệc, hành động lạ lùng kể trên rằng ở xã hội luôn có nhiều vấn đề, ở đâu cũng có người này người khác vì vậy lạ lùng là chuyện đương nhiên hay những con người lạ sẽ sản sinh ra những câu chuyên, cách ứng xử lạ... Vấn đề đặt ra là cách ứng xử của con người đối với những sự việc ấy, nếu người ta dễ dàng chấp nhận và không có sự điều chỉnh trong cuộc sống rất có thể tương lai của chúng ta sẽ là 1 tương lai lạ, rkhó có thể tưởng tượng.
 
Quy định lạ trong giao thông
 
Do ảnh hưởng "sát sườn" đến hàng triệu người dân, không ít quy định liên quan đến vấn đề giao thông ngay khi được đưa ra thảo luận, ban hành đã gây ra rất nhiều tranh cãi.
 
Liên quan đến việc hạn chế xe ô tô cá nhân, năm 2011, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã có “sáng kiến” gây nhiều tranh cãi, đó là đề nghị nghiên cứu giải pháp hạn chế xe ô tô cá nhân đi vào khu vực trung tâm thành phố theo cách xe số chẵn đi... ngày chẵn (thứ hai, thứ tư, thứ sáu), xe số lẻ đi... ngày lẻ (thứ ba, thứ năm, thứ bảy). Riêng ngày Chủ nhật, tất cả các phương tiện đều được phép vào khu vực trung tâm. Ngay sau khi “giải pháp” chống ùn tắc này được đưa ra, dư luận đã phản ứng khá gay gắt vì cách làm này gây khó cho người dân và thiếu tính thực tiễn. 
 
Còn nhớ cách đây không lâu, người dân đã được một phen “sốc nặng” khi Bộ Y Tế đưa ra tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) quy định về vòng ngực trung bình dưới 72 cm... không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50cc.
Vòng ngực trung bình dưới 72 cm... không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50cc
Vòng ngực trung bình dưới 72 cm... không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50cc
Cuối năm 2008, Bộ Y tế từng ban hành Quy định 33 về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Cụ thể, với người đi xe máy, yêu cầu thị lực đảm bảo 7/10 trở lên (kể cả hỗ trợ của kính), chiều cao tối thiểu phải đạt 1,45m trở lên. Đối với người lái ôtô, chiều cao tối thiểu phải từ 1,50m trở lên. Những người cân nặng dưới 40kg cũng không được lái xe máy dung tích 50cm3. Những quy định như người thừa thiếu ngón tay, chân không được lái xe, hay người có hai chân lệch nhau 2,5-3cm, có thính lực kém, mắc chứng rối loạn tâm thần cấp/mạn tính; Động kinh; những người bị cơn đau thắt ngực không ổn định; Gù, vẹo hoặc quá ưỡn; Cứng/dính cột sống; Thoát vị đĩa đệm…dường như là những quy định "kỳ thị" người dân khiến dư luận vô cùng bức xúc.
 
Mới đây nhất, 1 quy định mới về việc CSGT bụng phệ, thô lỗ không được ra đường cũng thu hút sự quan tâm và tò mò rất lớn của người dân.
 
Đám cưới và những quy định lạ
 
Tháng 10/2012, Thành ủy Hà Nội đã ban hành quy định về văn minh việc cưới. Theo đó, khách mời không quá 300 người (tương đương 50 mâm cỗ), nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì không quá 600 người; không tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không mời khách trong giờ làm việc. Thành ủy cũng yêu cầu không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của dân cư và cán bộ công chức (khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp...).
 
Quận Hà Đông đã quy định đám cưới không được làm quá 40 mâm cỗ, tổ chức cưới gọn ở một nơi, trong một ngày, không mời tràn lan; khuyến khích tổ chức tiệc trà, cưới tập thể, cô dâu mặc áo dài dân tộc; cán bộ, đảng viên, công chức không đi ăn cỗ trong giờ hành chính...
 
Đầu tháng 12, Sở VHTT&DL TP HCM đã họp lấy ý kiến đóng góp của hơn 60 doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng tổ chức tiệc cưới tại các quận nội thành về cách tổ chức "thực hiện các tiêu chuẩn công nhận cơ sở, nhà hàng tiệc cưới văn hóa 2012 - 2015". Trong tiêu chuẩn về văn minh - lành mạnh - tiết kiệm có nội dung "cơ sở, nhà hàng chỉ tiến hành tổ chức tiệc cưới khi có giấy chứng nhận kết hôn". "Tiêu chuẩn" này ngay sau đó đã bị rất nhiều người cho là không phù hợp với thực tế vì "cưới là cưới mà kết hôn là kết hôn". 
Rất nhiều người cho rằng cho rằng quy định “nhà hàng chỉ tổ chức tiệc cưới khi có giấy đăng ký kết hôn” không phù hợp với thực tế
Rất nhiều người cho rằng cho rằng quy định “nhà hàng chỉ tổ chức tiệc cưới khi có giấy đăng ký kết hôn” không phù hợp với thực tế
Thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc) có hơn 14000 nhân khẩu. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi làng nghề chế biến gỗ và sản xuất đồ gia dụng mà còn nổi tiếng bởi một bản quy ước 5 chương, 38 điều rất lạ về văn hóa – xã hội.
 Trong quy ước ấy có điều 7 quy định về đám cưới 6 không ở thị trấn như sau: Không tổ chức dài ngày, không ăn uống linh đình, không hút thuốc lá, không sử dụng nhạc sống, không sân khấu đèn nhảy, không sử dụng loa có công suất lớn.
 
Theo quy ước đó, đám cưới chỉ được tổ chức vào hai ngày trong tháng (theo lịch âm) đó là mồng 2 và 16. Riêng các tháng  9, 10, 11 thì thêm hai ngày nữa là ngày 10 và 22. Ngoài quy định về thời gian, bản quy ước còn nói rõ cô dâu không được mặc váy cưới mà chỉ được mặc tân thời hoặc thường phục, không được chơi nhạc sống, không dùng đèn nhấp nháy, không được đánh bạc và cấm hút thuốc lá.
 
La lùng với đủ thứ "chính chủ"
 
Xe chính chủ mở đường gây xôn xao dư luận. Nghị định 71/2012 của Chính phủ có đề cập đến nội dung về xử phạt ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ đã khiến hàng triệu người như “ngồi trên đống lửa”.
 
Thực chất đây không phải là quy định mới, nội dung này đã được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp lý từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, chỉ đến khi Nghị định 71 được ban hành, trong đó nâng mức xử phạt đối với hành vi này, người dân mới… giật mình.
Quy định về xe chính chủ khiến nhiều người từng mua và đang sử dụng xe môtô, xe máy, ôtô đã qua sử dụng lo lắng.
Quy định về xe chính chủ khiến nhiều người từng mua và đang sử dụng xe môtô, xe máy, ôtô đã qua sử dụng lo lắng. (Ảnh minh họa)
Chó, mèo cũng phải "chính chủ". Trước tình trạng lỏng lẻo trong quản lý, nuôi thả chó mèo gây nguy cơ tử vong vì bệnh dại cao, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012 với những hành động cụ thể.
 
Theo đó, các cấp chính quyền và ngành thú y phải lập sổ theo dõi số lượng chó, mèo nuôi, số hộ có nuôi chó, mèo trên địa bàn. Thành lập các đội chuyên bắt giữ chó mèo thả rông. Số chó, mèo bị bắt này sẽ được theo dõi sức khỏe và chờ chủ gia súc đến nhận. Sau 72 giờ, nếu không có người đến nhận sẽ tiến hành tiêu hủy. Theo quyết định này, tất cả số chó, mèo trên toàn quốc sẽ phải đăng ký để quản lý.
 
Gà cũng là một trong những đối tượng được yêu cầu chính chủ. Sau khi ký thoả thuận cung cấp 5 triệu con gà đồi cho thành phố Hà Nội, Sở Công thương Bắc Giang đã tiến hành gắn tem, kẹp chì “chính chủ” lên sản phẩm gà đồi Yên Thế trước khi đưa ra khỏi tỉnh mình.
 
Ra luật vội vàng, thu hồi nhanh chóng
 
Để hạn chế tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động, ngày 20/7/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư 33 quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm. Thông tư nêu rõ: “Thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ”.
 
Dư luận hầu hết cho rằng dù mục đích của luật rất tốt nhưng rất khó thực hiện, bởi khó làm cách nào để xác định được 8 giờ, ai kiểm tra, ai kiểm soát, chế tài, xử lý ra sao… Rồi nếu phát hiện quá 8 giờ thì tiến hành thu hồi, tiêu hủy thế nào, kinh phí ở đâu…? Trong cuộc họp về an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý vật tư nông nghiệp diễn ra chiều 17/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: “Với việc đưa ra Thông tư 33 một cách vội vàng, thiếu sót, các đơn vị và cá nhân liên quan sẽ phải kiểm điểm và chịu hình thức kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm”.
Thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ (Ảnh minh họa)
Thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ (Ảnh minh họa)
Mới đây vào ngày 1/3/2013, chỉ 1 tuần sau khi ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đãmphải điều chỉnh 1 số điều và rút lại lệnh cấm phát tán thông tin tiêu cực. Theo đó, Bộ GD-ĐT bãi bỏ quy định cấm “người có bằng chứng tiêu cực phát tán thông tin cho người khác dưới bất cứ hình thức nào”, vì quy định này trái với quy định tại Luật tố cáo. Đồng thời Bộ GD-ĐT cũng bãi bỏ chế tài đối với hành vi “phát tán thông tin cho người khác” của thí sinh.
 
  • Ngọc Lê
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc