Bão sữa tan, dân vẫn lo ăn bẩn

10:11, Thứ hai 26/08/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tuần qua, người tiêu dùng Việt nhận được tin vui về giá xăng dầu đã giảm được 300 đồng/lít, sữa nhiễm khuẩn đã bị tiêu hủy. Nhưng cuộc chiến với thực phẩm kém an toàn vẫn nan giải.

Xăng giảm giá, bão sữa tan

Đúng 20h ngày 22/8, người dân cả nước "sốc" với tin xăng đã giảm được 300 đồng/lít. Sau 1 thàng trời kêu than vì sao doanh nghiệp xăng dầu vẫn lãi lớn, chi mạnh hoa hồng cho cửa hàng bán lẻ còn người dân sống trong cảnh thắt lưng buộc bụng chiến đấu với giá xăng dầu thì cuối cùng Bộ Tài chính đã thương dân yêu cần xăng dầu giảm giá. 

Theo quyết định của Bộ Tài chính đã được cân nhắc từ trước, giảm giá xăng A92 tối thiểu 300 đồng/ lít, dầu mazút giảm tối thiểu 257 đồng/kg. Như vậy, hiện tại giá xăng A92  còn 24.270 đồng/lít và dầu mazút còn 18.513 đồng/kg. Giá các mặt hàng dầu vẫn giữ nguyên hiện hành, như dầu diezel: 22310 đồng/lít; dầu hỏa: 22.020 đồng/lít.

Bộ Tài chính cũng cho hay, diễn biến giá xăng dầu thành phẩm thế giới kể từ sau lần điều chỉnh giá xăng dầu trong nướcc gần đây nhất (ngày 17/7) có những biến động trái chiều, cụ thể: xăng RON 92 giảm 2,50%; dầu madut 3,5S giảm 1,26%; riêng dầu diezel 0,05S tăng 1,56%; dầu hỏa tăng 3,66%. 

Ngay sau khi giá xăng dầu giảm, tín hiệu từ người tiêu dùng cũng chẳng mấy sáng sủa. Người tiêu dùng lo đủ mọi thứ, từ sau lần giảm giá cuối cùng, xăng tăng liên tục ba lần và lần nào tăng cũng tăng mạnh, giảm ít nên người dân lo sợ giá xăng giảm là tín hiệu báo đợt tăng giá tới. 

Giá xăng dầu giảm nhưng người dân vẫn nơm nớp lo sợ

Giá xăng tăng, tất cả mọi mặt hàng tiêu dùng đều ăn theo xăng tăng giá. Xăng giảm, có mặt hàng nào chịu theo xăng giảm đâu. Chỉ mỗi túi tiền người dân ngày càng mỏng vì khủng hoảng kinh tế, lương thấp, thất nghiệp đe dọa.

Trong khi đó, câu chuyện về sữa nhiễm khuẩn bị thu hồi vẫn còn nóng trong dư luận. Biết bao bà mẹ Việt đã đứng ngồi không yên vì sữa là niềm tin cuối cùng của bà mẹ dành cho con cũng chẳng còn an toàn nữa. Người Việt luôn có thói quen thích cho con dùng sữa ngoại. Nhà ít tiền cũng nhịn ăn, nhịn tiêu để dành tiền mua sữa cho con. Họ sợ không có sữa, con thiếu thông minh, con không cao lớn, hay đơn giản chỉ là con nhà hàng xóm được uống sữa thì con mình cũng phải uống.

Sau 3 tuần làm nóng thị trường, sữa nhiễm khuẩn đã bị tiêu hủy. Toàn bộ số sữa công ty đã thu hồi được 24.196 trong số 24.434 thùng loại Similac GainPlus Eye-Q 400g và 900 thùng trong 11 lô nghi nhiễm khuẩn. Đối với hai lô sữa Similac GainPlus Eye-Q loại 1,7 kg thu hồi bổ sung, công ty đã thu hồi 4.007 thùng/4.387 thùng nhập khẩu, đạt 91,3% sẽ được xử lý tiêu hủy thời gian tới -  thông tin này được Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho hay.

Đến thời điểm này, mẹ Việt sẽ không còn sợ mua nhầm sữa nhiễm khuẩn nhưng việc chọn sữa nào thay thế cũng không phải dễ. Hoang mang gặp hoang mang, các bà mẹ đang chọn bừa sữa cho con trong biển sữa không biết loại nào an toàn.

Chất lạ trong phích nước Trung Quốc, màng bọc thực phẩm độc dưới ngưỡng cho phép 

Những ngày gần đây nhiều người dân tại xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, Quảng Nam hoang mang về phích nước có chứa gói “chất lạ” dưới đáy bình dạng hạt cát mịn màu đen sẫm, hơi trong bình bay ra có mùi khét khiến người dùng đau đầu, chóng mặt khi ngửi phải.

Chất lạ này ngay sau đó được truy lùng trên toàn thị trường phích nước từ Trung Quốc. Từ chất lạ lại trở thành câu chuyện chẳng có gì lạ vì chất này đã có trong phích nước từ lâu. Khi phát hiện chất này, Quảng Nam đã gửi mẫu ra Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng hai để kiểm tra. Trước trông ngóng của người dân xem chất này có độc hại hay không thì Thường trực Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (KTTCDLCL2) lại cho biết các mẫu "chất lạ" trong phích nước "Made in China" do Chi cục QLTT tỉnh Quảng Nam gửi ra phân tích và xét nghiệm từ ngày 20/8 đến nay đã có kết quả. Tuy nhiên Trung tâm này đang chờ Chi cục QLTT Quảng Nam cử người ra lấy kết quả nên chưa thể thông tin cho báo chí biết.

Vậy chất này có độc hại hay không thì người dân vẫn cứ phải chờ đợi kết quả chính thức từ cơ quan chức năng. 

Màng bọc thực phẩm trở thành một dụng cụ không thể thiếu của các gia đình để bảo quản thực phẩm cũng như đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, trước thông tin màng bọc thực phẩm Trung Quốc chứa có chứa chất dẻo Di-Ethylhexyl Adipate (DEHA), Cục An toàn thực phẩm đã khẩn trương chỉ đạo Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM lấy 15 mẫu màng bọc thực phẩm để kiểm nghiệm phát hiện DEHA đang lưu hành tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả giám sát ban đầu cho thấy: 13/13 mẫu màng bọc bảo quản thực phẩm PVC có thôi nhiễm DEHA. Tuy nhiên, mức độ thôi nhiễm không vượt ngưỡng cho phép theo quy định của EU tại văn bản số 10/2011 ngày 14/1/2011 (3mg/1dm2 tương đương 18mg/kg thực phẩm). 02/02 mẫu màng bọc bảo quản thực phẩm PE không gây thôi nhiễm DEHA.

Khó xử lý thực phẩm chứa tăng trọng

Mới đây, Sở NN&PTNT Đồng Nai (nơi phát hiện người nuôi có sử dụng chất cấm giúp lợn “bung đùi”, “nở vai” năm 2012) công bố, qua phân tích 50 mẫu nước tiểu, 50 mẫu thức ăn chăn nuôi trên thị trường, không phát hiện ra chất cấm tạo nạc trong nhóm beta agonist (Ractopamine, Sabultamol, Clenbuterol). Tuy nhiên, do chưa đảm bảo trong khâu giết mổ, vận chuyển, bán ở chợ, nên các loại thịt ra sạp bị nhiễm nhiều vi sinh vật rất đáng lo ngại.

Tuy nhiên, theo ông Lê Bá Lịch- Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, việc kiểm soát chất lượng thịt có dư chất kháng sinh, chất độc hại hiện rất khó. Theo ông, Việt Nam gần như chưa sản xuất được các loại chất phụ gia, bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, giúp gia súc, gia cầm tăng trọng nhanh, nên phải nhập khẩu. Hiện cả nước có gần 200 các doanh nghiệp nhập các chất phụ gia, bổ sung nói trên (nhiều loại từ Trung Quốc) và đều không thông qua hiệp hội. Còn các cơ quan chức năng rất khó quản khâu này.

Theo ông Lịch, những loại chất bổ sung này rất đắt, vài chục đến cả trăm triệu đồng/kg, liều lượng pha chế chỉ 0,5-1 kg chất phụ gia/tấn thức ăn chăn nuôi. “Có nhóm chất cấm beta agonist hay không trong chăn nuôi cũng từ chỗ này mà ra. Những doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn họ không dại gì cho chất cấm vào, vì nếu phát hiện sẽ “sập tiệm”. Chủ yếu các công ty nhỏ nhập qua đường tiểu ngạch tiếp thị chất cấm đến tận các trại chăn nuôi. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc