Bảo vật thất lạc trong kho báu huyền thoại của vua Chàm

08:30, Thứ hai 16/02/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cổ vật người Chàm trên vùng cao nguyên Nam Tây Nguyên thì vô số, nhưng nhưng may mắn "bén duyên" được với "kho báu" vua Chàm thì chỉ có 2 người.

Thời gian gần đây, giới sưu tầm cổ vật ở Lâm Đồng rỉ tai nhau rằng, cổ vật người Chàm trên vùng cao nguyên Nam Tây Nguyên thì vô số, người đi sưu tập đồ cổ cũng không ít, nhưng may mắn "bén duyên" được với "kho báu" của vua Chàm thì chỉ có 2 người. Một người đồ rằng đã sưu tầm được bộ "kiếm lệnh" của vua Chàm cùng một tấm áo choàng là y phục dệt bằng chất liệu quý. Người còn lại thì mua được khẩu súng thần công "có một không hai" ở một bản vùng sâu của người Chàm.

Bí ẩn của "kiếm lệnh" vua Chàm

Trong chuyến đi "giải mã kho báu" của người Chàm trên đất Nam Tây Nguyên, chúng tôi được giới sưu tầm cổ vật ở Đà Lạt giới thiệu cho hai người được mệnh danh là "vua" đồ cổ, hiện sống ở TP. Đà Lạt. Người sưu tập cổ vật ở Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng thì không thiếu, nhưng việc tầm được những cổ vật thuộc hàng "độc" thì có lẽ chỉ có ông Nguyễn Đăng Thanh và ông T. (vì sự tế nhị nên ông chủ cổ vật này yêu cầu giấu tên và địa chỉ). Hai "ông trùm" cổ vật này sở hữu trong tay rất nhiều cổ vật quý.

Đã gọi điện hẹn trước, ông Thanh niềm nở đón chúng tôi ở căn nhà, cũng là kho cổ vật gần 40 năm sưu tầm của mình. Căn nhà nhỏ gần như biệt lập với cảnh náo nhiệt của phố núi, bước vào nhà chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến bộ sưu tập bề thế của ông. Ông Thanh áng chừng hiện tại mình đã có trên 10.000 món cổ vật, chia thành hàng chục bộ, chi có niên đại từ thời nguyên thủy đến hiện đại, cổ vật của người Kinh và đồng bào thiểu số, cổ vật trong nước đến nước ngoài, cổ vật giá trị tiền trăm đến tiền tỷ... đều thu gọn trong gian nhà rộng 20m2 của ông. Quê ở Nam Định, làm nghề lái tàu viễn dương, được đi nhiều nước trên thế giới, những món đồ cổ đầu tiên được ông "tha" về từ nước ngoài và cơ duyên sưu tầm đền với ông từ đó. Với tình yêu cổ vật, sau khi tích lũy được số vốn, ông Thanh nghỉ hẳn nghề lái tàu để chuyên tâm vào nghề sưu tầm đồ cổ. Sau giải phóng, biết vùng Tây Nguyên nhiều cổ vật, ông đã vào định cư ở TP. Đà Lạt.

Nhiều năm lặn lội vào những bản vùng sâu của đồng bào Tây Nguyên, ông Thanh tự hào bản thân am hiểu cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Những cổ vật của họ luôn tạo sức cuốn hút với ông đến kỳ lạ, trong số đó có cổ vật của người Chàm. Ông bảo, người Chàm có kỹ thuật làm gốm sứ, dệt và kim khí rất "đỉnh". Nói rồi ông lục trong bộ sưu tập của mình 2 món cổ vật mà ông thấy "ưng bụng" nhất, đó là một bức xà rông cũ, màu đỏ có hoa văn rất đẹp, và cái đặc biệt hơn là một con dao.

Mô tả ảnh.
Thanh "kiếm lệnh" của ông Thanh có phải là báu vật vua Chàm?

Con dao đặc biệt được ông Thanh gọi là "kiếm lệnh" của vua Chàm. Theo quan sát của chúng tôi, "kiếm lệnh" có 2 phần con dao và chiếc giá đỡ, dao và giá rời nhau. Dao hình bầu dục dài 25cm, bề ngang rộng nhất 3cm, chiếc giá đỡ cao 13cm, đế giá hình tròn. Tất cả thân dao và giá đều in hằn hoa văn mang nét của người Chàm. Ông đưa cho tôi cầm thử, chiếc dao nặng đến khó tưởng so với kích thước khiêm tốn của nó. Toàn bộ "kiếm lệnh" được đúc bằng chất liệu đồng nguyên chất, bên ngoài mạ vàng. Theo ông Thanh, con dao này mang tính biểu tượng về quyền thế giống như ấn kiếm của vua chúa thời phong kiến Việt Nam nhiều hơn là sử dụng thường ngày. Bởi lưỡi nó không sắc, trong khi toàn thân được mạ một lớp vàng mỏng và chạm trổ nhiều họa tiết rất lạ.

Súng thần công "phong thủy" có một không hai

Ngôi nhà của ông T, người cũng cho biết đang nắm giữ một vật báu của vua Chàm nằm trên một quả đồi nhìn xuống thành phố Đà Lạt, luôn khép cửa chính, đi bằng cửa phụ. Nếu không vào bên trong thì nhiều người sẽ chủ quan cho rằng đó là nhà của những người nghèo, sống "bám rìa" của phố núi sôi động này. Trong nhà ông là cả "thế giới" cổ vật đủ chủng loại. Là người dân gốc Bắc nhưng gia đình di cư vào Lâm Đồng từ lâu, ông T sinh ra và lớn lên ở Lâm Đồng và nay định cư ở TP. Đà Lạt.

Cái duyên đến với nghề sưu tầm đồ cổ với ông T là nghề buôn bán thịt thú rừng và thuộc da. Đi nhiều vào những bản sâu ở Tây Nguyên, tiếp xúc với các đồng bào thiểu số nên người ta sở hữu những gì ông đều biết. Sau này nhà nước cấm đánh bắt động vật quý hiếm, nghề thuộc da không "có đất" nữa, ông bỏ hẳn chuyển qua nghề sưu tầm cổ vật. Có thể nói người nặng tình với cổ vật như ông thì hiếm ai thấy, bởi ông chỉ sưu tầm về thưởng thức, gìn giữ chon con cháu chứ không bán lấy tiền. Ông đã "nhịn" làm nhà, sống cảnh eo hẹp để huy động bạc tỷ đi mua cổ vật. Khi có vốn cổ vật, ông từng ra đề án trình cấp hữu quan và "âm mưu" thành lập bảo tàng tư nhân ở Lâm Đồng. Thế nhưng do nhiều lý do khác nhau, đề án phải tạm gác và tất cả số cổ vật "khổng lồ" được ông chưng trong nhà, cất trong kho để... chơi.

Mô tả ảnh.
Ông Thanh và thanh "kiếm lệnh" có một không hai.

Nghe chúng tôi hỏi về gian sưu tập đồ cổ Chăm, ông T vui vẻ vào kho mở khóa vác ra một vật tựa như khẩu súng B40 đã cũ. Ông T bảo đó là khẩu súng thần công thuộc "hàng độc" mà nếu bảo ông là người thứ 2 thì không có người thứ nhất sở hữu được. Quan sát bằng mắt thường khẩu súng dài hơn 1m, chỗ nhỏ nhất bằng cổ tay người lớn, chỗ lớn nhất bằng bắp vế chân. Súng được đúc bằng đồng nguyên chất, nặng 15kg. "Tôi đặt cho khẩu súng này là "thần công phong thủy", vì đem so sánh với các khẩu thần công khác cùng cỡ thì đây là khẩu đặc biệt nhất. Bởi thân súng có nhiều hoa văn đậm nét của người Chàm", ông T nói. Nếu dựng đứng thì súng giống hình của Lin-ga (biểu tượng sinh thực khí nam mà người Chàm thờ tự). Cán tròn, nhưng gần gốc cán súng thì hình lục giác, càng về đầu súng thì thân lại tròn, nhưng miệng súng lại tỏa ra hình bát giác kiểu biểu tượng trời tròn đất vuông kết hợp.

Ông T. cho biết sưu tập khẩu súng này từ một người Chàm sống ở vùng Ma Nới (giáp ranh giữa Ninh Thuận và Lâm Đồng). Ông kể, năm đó, sau khi có nguồn tin một người Chàm có khẩu súng trên, giới buôn cổ vật ráo riết lùng sục, khiến người này phải mang đi làng khác gửi, đồng thời dấu nhẹm thông tin. Hàng tháng trời đi tìm, nhưng bặt vô âm tín cuối cùng ông T thất vọng, tưởng chừng như cổ vật này đã vuột khỏi tầm tay. Thế nhưng, trong một chuyến tình cờ ông giúp một người bạn ở trong vùng Ma Nới này chữa khỏi bệnh xơ gan hiểm nghèo. Khi nghe ông T than thở về món cổ vật đó thì người bạn này mới cho biết: Người đang bí mật giữ khẩu súng đó đang ở cạnh nhà.

Mô tả ảnh.
Khẩu súng thần công độc nhất vô nhị của ông T. được nghi vấn là báu vật của vua Chàm.

Ông T bảo, sau khi sưu tầm được khẩu thần công trên, nhiều chuyên gia đã tìm đến xem và phải gật đầu công nhận, đây là khẩu súng đặc biệt, khác hẳn với súng thần công đang trưng bày ở kinh thành Huế. Cũng như chiếc "kiếm lệnh" của ông Đăng Thanh, chiếc súng thần công của ông T. mang biểu tượng nhiều hơn là sử dụng để bắn. Và điều đặc biệt là súng mang nhiều hoa văn của người Chàm, lại được người Chàm lưu giữ. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đó có phải là báu vật của vua Chàm để lại thì cần phải có sự xem xét thêm của các chuyên gia và cơ quan chức năng. 

Một "của độc" nữa của mà ông Thanh đưa ra là tấm xà-rông. Tấm xà- rông làm váy của người Chàm được ông sưu tầm và đắn đo rất kỹ trước khi mua của một người được cho là có dòng dõi với vua Chàm. Xà- rông có hình chữ nhật, rộng 95cm và dài 174cm, chất liệu dệt bằng tơ tằm, khá mịn và có trang trí nhiều hoa văn, màu sắc khá sặc sỡ nhưng giặt không bao giờ phai màu. Ông Thanh cho biết bản thân là người rất kỹ tính trong việc sưu tầm cổ vật, trước khi "xuống tay" mua về, ông đã đem so sánh rất nhiều với những tấm xà-rông khác, nhưng duy nhất đây là tấm "lạ" và đặc biệt nhất.
Ly kỳ những kho báu chứa lời nguyền chết chóc
Mặc dù được đồn đại là chứa lời nguyền chết chóc, nhưng những kho báu này lại khiến nhiều người tò mò mà tiến hành khai quật.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: trang.nt
TIN MỚI CẬP NHẬT