Bé 12 tuổi sinh con, đến lúc giảm độ tuổi kết hôn?

08:00, Chủ nhật 28/04/2013

( PHUNUTODAY ) - Phải chăng, đã đến lúc pháp luật giảm độ tuổi kết hôn xuống để phù hợp với thực trạng trẻ em dậy thì sớm như hiện nay.

Ngày càng nhiều cô bé ở độ tuổi cắp sách tới trường đã gây choáng cho dư luận khi kết hôn hay sinh con. Phải chăng, đã đến lúc pháp luật giảm độ tuổi kết hôn xuống để phù hợp với thực trạng trẻ em dậy thì sớm như hiện nay.

[links()]

Chiều ngày 27/4, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận xác nhận cô bé 12 tuổi Đ.T.H.V vừa sinh một bé trai nặng 3,6kg. Bệnh viện cho biết, bé V nhập viện chiều ngày 26/4 trong tình trạng thai nhi đã quá sinh hai ngày mà không có tình trạng đau bụng. Đến 13h ngày 27/4 thì bé V sinh con. Hiện bé V đang là một học sinh lớp 6 của một trường THCS ở huyện Ninh Phước.

Trước đó, dư luận không khỏi sốc trước đám cưới của cô dâu 13 tuổi Đặng Ngọc H ở Tiền Giang. Theo một số nguồn tin, trong lúc mẹ đi nuôi chị gái sinh con thì bố H bắt gặp quan hệ tình dục với bạn trai tên Mai Văn Chí (SN 1988) ở huyện Cai Lạy. Nghe lời xíu giục của hàng xóm nên bố mẹ H đã tổ chức đính hôn cho H với Chí vào ngỳ 6/4. Dù được vận động việc cho con kết hôn là vi phạm pháp luật nhưng bố mẹ H vẫn kiên quyết tổ chức lễ đính hôn.

Không chỉ tổ chức lễ đính hôn cho em H, vợ chồng anh Đặng Văn T (bố H) còn tổ chức đám cưới cho con gái đầu lòng là Đặng Thị Ngọc X khi chưa tròn 16 tuổi và đã sinh con. Theo vợ anh T, do thiếu hiểu biết nên anh chị đã tổ chức đám cưới cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Đám cưới của cô dâu nhí 13 tuổi Đặng Thị H.
Đám cưới của cô dâu nhí 13 tuổi Đặng Thị H.

Không chỉ cô dâu nhí mà đám cưới ở Long An còn là một cặp đôi cả dâu lẫn rể đều chưa đến tuổi được phép kết hôn. Một đám cưới ở xã Hưng Điền B đã diễn ra khi chú rể mới 14 tuổi còn cô dâu 17 tuổi. Khi đám cưới diễn ra xong thì chính quyền địa phương mới biết và xuống can thiệp nhưng cặp vợ chồng trẻ đã bỏ đi xa và không trở về xã nữa.

Ngày 4/4/2013, chính quyền xã này cũng phải xuống đám cưới của cô dâu N.T.H.N mới 16 tuổi. Chồng của N năm nay 23 tuổi và là con của một bí thư chi bộ ấp. Dù được can ngăn nhưng đám cưới vẫn diễn ra với câu trả lời vô tư của cha mẹ cặp vợ chồng khi cho rằng con cái yêu nhau quá thì đánh chấp nhận. Một cô bé ở xã này cũng có chồng vào cuối tháng 7/2012 khi mới 16 tuổi và hiện đang làm mẹ.

Đó chỉ là những vụ điển hình của thực trạng ngày một nhiều các đám cưới với cô dâu, chú rể nhí diễn ra. Đứng trước thực trạng đó, nhiều ý kiến đã cho rằng cần thay đổi độ tuổi kết hôn xuống thấp hơn so với hiện nay vì ngày càng nhiều cô dâu nhí.

Trong cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật được Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình đã có một số ý kiến cho rằng không nên quy định như luật hiện hành (từ đủ 20 tuổi với nam, từ đủ 18 tuổi với nữ), mà quy định nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn. Một nội dung trong đó được rất nhiều đại biểu thảo luận sôi nổi đó là có nên giảm độ tuổi kết hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể tuổi kết hôn của nam là từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi.

Nên giảm độ tuổi kết hôn vì ngày càng nhiều cô dâu nhí?
Nên giảm độ tuổi kết hôn vì ngày càng nhiều cô dâu nhí?

Đặc biệt, với người dân tộc ít người càng khó để áp dụng độ tuổi kết hôn như hiện nay vì tập tục của họ. Trong một cuộc họp mới đây của bộ Tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng: "Có một khoảng vênh giữa nhu cầu quản lý và thực tế cuộc sống. Làm sao có thể vận động một cô gái dân tộc chờ đến 18 tuổi mới lấy chồng trong khi bạn bè cô đã yên bề gia thất từ năm 13 tuổi. Làm sao có thể vận động một chàng trai dân tộc chờ đến 20 tuổi mới lấy vợ trong khi gia đình anh cần thêm người làm nương rẫy và theo phong tục, ông, bố, các anh, các bạn của anh đều lấy vợ từ năm 15 - 17 tuổi? Nếu cố gắng nhìn ở góc độ quyền con người, sửa Luật HN&GĐ lần này nên mở ra một con đường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Không cho phép đồng bào dân tộc kết hôn sớm thì cũng không nên trói họ vào con đường vi phạm pháp luật chỉ vì mưu cầu hạnh phúc".

Hiện những thành viên trong tổ biên tập dự thảo sửa đổi Luật HN&GĐ cũng có ý kiến khác nhau khi tách độ tuổi kết hôn theo luật và độ tuổi kết hôn của nam, nữ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (16 tuổi đối với nữ và 18 tuổi đối với nam).

Với thực trạng trên, nếu hạ độ tuổi kết hôn thì không chỉ nên hạ độ tuổi với đồng bào dân tộc thiểu số mà nên hạ độ tuổi kết hôn cho nam và nữ nói chung!

  • Phạm Hải (Tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc