Ở độ tuổi 12 hồn nhiên, vui tươi, cô bé vô cùng xinh đẹp cuối cùng đã chọn tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời. Nguyên nhân nào khiến một cô bé ngoan ngoãn tự tử như vậy? Sau khi tìm hiểu lý do, bố mẹ của Bảo Bảo đã ân hận cả đời.
Khi làm cha mẹ ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp tới với con cái của mình. Cha mẹ luôn kỳ vọng vào con cái của họ và luôn mng con sẽ trở nên nổi bật hơn người là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng cách dạy con chạy theo hào quang bên ngoài, và luôn muốn bé phải dẫn đầu đã khiến nhiều người phải hối hận
Gần đây, trên mạng xã hội tại Nam Kinh, Trung Quốc đã rúng động chuyện một bé gái 12 tuổi có cái tên là Bảo Bảo cãi nhau với ba mẹ và cô bé đã tự tìm tới cái chết để kết thúc cuộc sống của mình.
Ở độ tuổi con ngây thơ nhưng Bảo Bảo lại chọn cách kết thúc cuộc sống, khi tìm hiểu nguyên nhân khiến cho cha mẹ của Bảo Bảo phải ân hận suốt đời.
Hóa ra ở trên lớp bé Bảo Bảo bị các bạn đe dọa và bắt cô bé phải nộp tiền. Khoản tiền đó các bạn gọi là “phí bảo vệ”. Bảo Bảo vô cùng hoảng sợ nên cô bé đã không dám nói với cha mẹ của mình mà lén lấy tiền của ba mẹ đem nộp cho bạn. Khi cha mẹ của Bảo Bảo phát hiện ra họ vô cùng tức giân và đã đánh Bảo Bảo kèm theo những lời nói khiến Bảo Bảo bị tổn thương. Cô bé quyết định bỏ nhà và tìm tới cái chết.
Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu như cha mẹ hiểu được con cái của mình và là chỗ dựa để con cái tin tưởng tâm sự những nỗi lo thầm kín. Giữa bé Bảo Bảo và cha mẹ có một khoảng cách nên bé không dám nói cho cha mẹ biết được điều mình đang sợ hãi, mà tự ý giải quyết bằng hành động sai lầm
Các chuyên gia khuyến cáo cách dạy con không cần roi vọt
Học cách thấu hiểu: Cha mẹ trước tiên hay học cách hiểu con cái của mình, không nên giải quyết xung đột bằng roi vọt mà thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn.
Giúp đỡ con: Bạn hãy hiểu con rồi từ đó tìm cách giúp đỡ hướng dẫn con giải quyết nhưng khó khăn của mình một cách thấu đáo nhất. Khi cha mẹ mở lòng mình giúp đỡ trẻ sẽ nhận được sự tin tưởng của bé.
Kết nối trước khi đưa yêu cầu: Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.