Một cậu bé 2 tuổi tên là Vương Mãn sống tại đông bắc Trung Quốc mất mạng vì trò chơi của chính cha mình là vụ việc thương tâm dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh. Được biết trước đó, cha mẹ của Vương Mãn dẫn bé đến bệnh viện để tiêm phòng, sau khi tiêm xong, vì quá sợ hãi nên cậu bé 2 tuổi không ngừng khóc nấc, dỗ kiểu nào cũng không nín. Thấy vậy, cha của bé liền chơi trò tung hứng con lên cao để Vương Mãn quên đi nỗi sợ và không còn khóc nữa.
Cứ tưởng đây chỉ là một trò chơi bình thường và an toàn mà người lớn nào cũng đã từng dùng để chơi đùa với trẻ con nhưng thương tâm thay, sau khi được tung hứng nhiều lần lên cao, Vương Mãn không những không hết khóc mà cậu bé bắt đầu có biểu hiện co giật, tím tái và không qua khỏi sau đó do tổn thương não và chấn thương đốt sống cổ.
Tại Việt Nam, trò chơi tung hứng con nhỏ lên cao cũng được rất nhiều cha mẹ sử dụng vì nghĩ sẽ khiến các em bé thích thú, cười nhiều. Đa số mọi người đều nghĩ việc này hoàn toàn không gây hại và rất an toàn. Tuy nhiên, tung hứng trẻ là một trong những trò chơi bị khuyến cáo cấm tuyệt đối, nhất là với các bé dưới 4 tuổi vì hành động này đặc biệt nguy hiểm và có thể khiến bé mất mạng trong tích tắc.
Được biết theo ý kiến của các chuyên gia, việc ném trẻ lên cao có thể gây ra những tác hại kinh khủng. Khi được ném lên, đa phần các em bé sẽ có cảm giác lạ lẫm, thích thú như đang được bay trên không trung nên sẽ bật cười, người lớn không nên thấy trẻ thích thú mà tiếp tục tung hứng trẻ. Với trẻ dưới 4 tuổi, hệ xương của bé vẫn còn rất non nớt và yếu ớt, không đủ chống đỡ trọng lực và cực kỳ dễ bị tổn thương.
Tung trẻ lên cao là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị gãy cổ, chấn thương đốt sống cổ. Trong nhiều trường hợp vô tình khác, cha mẹ hoặc người lớn tung trẻ lên cao để chơi đùa mà không bắt kịp sẽ khiến trẻ bị ngã, đập đầu xuống đất vô cùng nguy hiểm.
Nguy hiểm do rung lắc trẻ
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hội chứng rung lắc ở trẻ như:
- Những kỳ vọng không thực tế với trẻ sơ sinh
- Cha mẹ quá trẻ
- Căng thẳng
- Bạo lực gia đình
- Rượu hoặc lạm dụng thuốc
- Hoàn cảnh gia đình không ổn định
- Trầm cảm
- Có lịch sử bị ngược đãi khi còn nhỏ
Ngoài ra, nam giới có nhiều khả năng gây ra hội chứng này hơn nữ giới.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ?
Một số trẻ ngừng thở sau khi bị rung lắc mạnh. Nếu điều này xảy ra, việc hô hấp nhân tạo có thể giữ bé thở trong khi bạn chờ xe cấp cứu đến.
Các bước thực hiện hô hấp nhân tạo:
Cẩn thận đặt bé nằm ngửa. Nếu bạn nghi ngờ bé bị chấn thương cột sống, tốt nhất có hai người di chuyển đầu và cổ của trẻ nhẹ nhàng tránh không để bị xoay. Đúng vị trí.
Nếu trẻ dưới 1 tuổi, đặt hai ngón tay lên giữa xương ức. Nếu trẻ hơn 1 tuổi, đặt một bàn tay lên giữa xương ức.
Đặt tay kia trên trán của trẻ để giữ cho đầu ngửa ra sau. Đối với nghi ngờ một chấn thương cột sống, bạn kéo hàm về phía trước thay vì ngửa đầu và giữ miệng trẻ mở.Thực hiện ép ngực. Nhấn xuống xương ức và đẩy nửa chừng vào ngực.
Ép ngực 30 lần không dừng trong khi đếm to thành tiếng. Ép ngực mạnh và nhanh.Lấy lại hơi thở. Kiểm tra hơi thở của trẻ sau khi ép ngực. Nếu không có dấu hiệu của hơi thở, che kín miệng và mũi của trẻ với miệng của bạn. Hãy chắc chắn đường thở thông thoáng và thở hai hơi. Mỗi hơi thở nên kéo dài khoảng một giây để giúp ngực nâng lên.Tiếp tục CPR.
Tiếp tục chu kỳ 30 lần ép và hai hơi thở giải cứu cho đến khi có cấp cứu hỗ trợ. Hãy liên tục kiểm tra hơi thở.Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn mửa sau khi bị rung lắc. Để ngăn chặn nghẹt thở, bạn nhẹ nhàng cuộn trẻ nằm về một phía. Bạn hãy chắc chắn cuộn toàn bộ cơ thể trẻ cùng một lúc.
Nếu có chấn thương tủy sống, phương pháp này cũng làm giảm nguy cơ tổn thương thêm cho cột sống. Không đỡ trẻ dậy và không cho trẻ ăn hoặc uống nước.