Định nghĩa về bệnh đau nhức toàn thân?
Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này.
Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới. Chứng đau hay bắt đầu trong độ tuổi 30-55, tuy vậy, bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ em hoặc muộn ở người cao tuổi hơn. Dù ở lứa tuổi nào, nữ giới luôn cảm nhận đau mạnh hơn nam giới. Người có tuổi cảm nhận đau nhiều hơn người trẻ.
Người ta chưa rõ có phải vì vậy mà phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới hay không, cũng như người có tuổi hay bị mắc hơn người trẻ tuổi. Đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng mắc chứng này.
Các yếu tố nguy cơ gây đau nhức toàn thân
Yếu tố di truyền: Có một số bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền có giữ một vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của đau nhức toàn thân: chứng bệnh này có yếu tố gia đình, liên quan đến nhiều vị trí gen trong hệ thống serotonin, dopamin và catecholamin.
Tuy nhiên các gen này không đặc hiệu cho đau nhức toàn thân mà còn phối hợp với một số bệnh khác như hội chứng mệt mạn tính, hội chứng đại tràng kích thích, chứng trầm cảm...
Stress: Các nghiên cứu cho thấy stress là một yếu tố quan trọng trong quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh đau nhức toàn thân, do stress có thể làm thay đổi chức năng của axit HPA và làm thay đổi hàm lượng cortisone trong cơ thể, dẫn đến đau lan toả toàn thân và kéo dài.
Rối loạn giấc ngủ: Nghiên cứu điện não đồ cho thấy người bệnh đau nhức toàn thân thiếu sóng chậm của giấc ngủ, do đó ảnh hưởng đến giai đoạn 4 của giấc ngủ.
Bất thường về dopamine: Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng dopamine bị giảm sút ở bệnh nhân bị bệnh đau nhức toàn thân do giảm quá trình tổng hợp cũng như giải phóng dopamine liên quan đến các bệnh lý thần kinh khác như Parkinson...
Hormon tăng trưởng: Hàm lượng hormon tăng trưởng bị giảm ở bệnh nhân bị đau nhức toàn thân sút, do stress có thể gây những biến động ở vùng dưới đồi ảnh hưởng đến giấc ngủ và giảm các sản phẩm của hormon tăng trưởng trong sóng chậm của giấc ngủ.
Các yếu tố khác: Giảm hàm lượng serotonine ở bệnh nhân bị đau nhức toàn thân, nhiễm vi-rút (Epstein Barr Virus), bất thường miễn dịch (bệnh lý tự miễn...)