Theo YHCT, bí đỏ có vị ngọt, tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt kém, viêm gan, thận yếu. Hoa bí, ngọn bí, lá bí tác dụng thanh nhiệt, mát phế, kiện tỳ, tiêu đàm, liễm mồ hôi, sử dụng tốt với chứng ho đàm, táo bón, viêm mật, kiết lỵ, khó ngủ, tiểu đường, tim mạch, huyết áp.
Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ bí đỏ
1. Viêm phổi: 500 g bí ngô, 250 g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị.
2. Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: 1 quả bí ngô (khoảng 500 g), 60 g mật ong, 30 g đường phèn. Khoét 1 lỗ ở đầu quả bí để moi một phần ruột ra; cho đường và mật ong vào, bịt lại bằng miếng bí đã cắt. Đun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc: Bí ngô tươi 500 g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Đun chín nhừ để ăn.
3. Tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6 g, ngày 2-8 lần. Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể.
4. Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.
5. Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.
6. Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.
7. Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.
8. Mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở hoặc dầu mè mà đắp.
9. Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500 g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.
10. Đối với người bệnh gan: ăn cùi bí đỏ sống hoặc nấu với gạo thành cháo, ăn dầu ép từ hạt bí đỏ.
Lưu ý cần tránh khi ăn bí đỏ
- Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
- Không ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần vì trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, khi ăn nhiều chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da, nên lòng bàn tay, bàn chân, chóp mũi dễ có màu vàng.
- Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
- Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ quá cao.