Thực chất là “cuộc gọi mồi” – mở màn cho một chuỗi kịch bản lừa tinh vi

Theo Công an tỉnh Bắc Giang, những cuộc gọi "nháy máy" này không đơn thuần là trò đùa. Mục tiêu chính của chúng là xác thực dữ liệu người dùng – một bước đi đầu tiên để phục vụ các hành vi lừa đảo sau này.
Cụ thể:
-
Xác minh số điện thoại đang hoạt động: Nếu bạn bắt máy hoặc gọi lại, kẻ xấu sẽ biết chắc số bạn còn dùng và có giá trị để khai thác hay bán lại cho bên thứ ba.
-
Sử dụng bot ghi âm và phân tích giọng nói: Một số hệ thống tự động có thể nhận diện giọng, từ đó suy đoán độ tuổi, giới tính hoặc phản ứng của bạn, phục vụ cho các kịch bản lừa đảo “cá nhân hóa” sau này.
Những rủi ro nào đang rình rập?
Dù các cuộc gọi nháy máy không trực tiếp lấy được thông tin cá nhân hay tiền bạc, nhưng lại tạo tiền đề cho những trò lừa đảo tinh vi hơn, chẳng hạn:
-
Dụ gọi lại vào số điện thoại quốc tế tính phí cực cao.
-
Lừa đảo qua giả danh: Giả mạo công an, viện kiểm sát, ngân hàng… yêu cầu chuyển tiền, cung cấp mã OTP.
-
Bán dữ liệu người dùng cho bên quảng cáo, làm phiền hoặc gài bẫy bằng các chiêu dụ việc làm, bảo hiểm…
Gặp trường hợp này, người dân nên làm gì?

Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang khuyến cáo:
1. Đừng gọi lại – hãy nhấn chặn
-
Nếu số lạ chỉ nháy máy rồi tắt, tuyệt đối không gọi lại – nhất là các số có dấu “+” phía trước.
-
Chặn số ngay lập tức và báo cáo tới nhà mạng để xử lý.
-
Nhắn tin đến tổng đài 5656 theo cú pháp: V[Khoảng trắng][Số điện thoại lạ][Nội dung phản ánh]
-
Hoặc báo cáo tại website: https://thongbaorac.ais.gov.vn⚠️ 2. Không cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại
-
-
Kể cả khi bên kia tự xưng là công an, viện kiểm sát, ngân hàng, thuế, nhà mạng…
-
Không truy cập vào link lạ, không tải ứng dụng theo hướng dẫn từ người quen qua mạng.
Nhớ nhé: Một cú nháy máy tưởng như vô hại, nhưng có thể là mắt xích đầu tiên trong chuỗi lừa đảo đã được dựng sẵn. Cẩn trọng không bao giờ thừa – thấy lạ, nhấn chặn!