1. Kiểu dáng
Những chiếc áo dài Việt truyền thống có thiết kế cổ cao, tay dài, hai tà trước sau cân đối. Theo thời gian, kiểu dáng áo cũng có những cách tân mới mẻ, lạ mắt để phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại và vóc dáng từng người.
Nếu bạn muốn che khéo khuyết điểm cổ ngắn hay tôn vinh vòng 1 đầy đặn, hãy lựa chọn những kiểu áo cổ tròn, cổ chữ V hay cổ thuyền duyên dáng.
Tuy nhiên, dù có biến tấu, cách tân đến thế nào thì áo dài cũng vẫn cần giữ được vẻ đẹp nhã nhặn, kín đáo và ý nhị vốn có.
2. Chất liệu
Đối với người có thân hình mập, bạn sẽ thích hợp với áo dài chất liệu gấm cứng cáp và giúp che đi phần eo kém thon. Nhung cũng là một lựa chọn hay vừa sang vừa giúp chủ nhân nền nã hơn.
Những người gầy cũng không nên chọn áo dài có chất liệu quá mỏng, áo dài họa tiết hình học là giải pháp giúp chủ nhân cân đối hơn.
Nếu may mắn sở hữu vóc dáng chuẩn, bạn có thể thoải mái lựa chọn mọi loại chất liệu từ gấm, nhung hay lụa đều được. Nhưng có một lưu ý chung là áo dài sẽ kém hấp dẫn hơn nếu được may từ vải quá mỏng.
Nội y
Để tôn lên vẻ đẹp nền nã, ý nhị vốn có của áo dài, nội y không nên quá nổi bật tạo cảm giác thiếu tôn trọng truyền thống. Nên chọn nội y gam màu nude hoặc cùng màu với áo dài là kín đáo nhất. Với đặc trưng bó sát và ôm trọn đường cong cơ thể, áo dài nên được kết hợp với áo ngực kiểu dáng trơn, nếu có ren hay hoa văn thì nên được may chìm hoặc tối giản.
Một vài lưu ý nên nhớ khi chọn áo dài
Áo dài không nên đính kết quá nhiều chi tiết, họa tiết cũng cần trang nhã, tránh việc trở nên rườm rà và sến. Năm nay, áo dài trơn cũng được nhiều cửa hàng tung ra với chất liệu đẹp mắt, đây là kiểu áo luôn đảm bảo được sự sang trọng và vẻ đẹp thuần khiết của áo dài.
Nếu là cô gái trẻ, bạn cũng đừng ngần ngại mặc áo dài nhung, tuy vậy không nên sử dụng vòng ngọc trai khi mặc chất liệu này để tránh bị chê già.
Hơn nữa, áo dài cần có điểm chiết eo thật vừa vặn, áo truyền thống chỉ cần rộng một chút cũng bị mất dáng. Chính vì vậy, bạn nên đến mua hàng trực tiếp thay vì mua online.
Xem thêm: