Nói "không" khi mình không hiểu
Đối với những việc là mình không biết rõ, nếu bạn có thể cân nhắc nói ra một cách thận trọng và nghiêm túc thì mọi người sẽ cảm thấy bạn là người đáng tin. Còn như không biết rõ mà nói một cách tùy tiện thì bạn sẽ sớm đánh mất lòng tin của nhiều người.
Không nói bừa về những việc chưa xảy ra
Người ta ghét nhất là những người hay “sinh chuyện”, nếu bạn đồn đoán hoặc nói bừa về những việc chưa xảy ra hay không có thật thì sẽ khiến người khác không tin tưởng bạn và không muốn tiếp xúc với bạn.
Đừng tùy tiện hứa hẹn những việc mà mình không làm được
Đừng dễ dàng hứa hẹn những việc mà mình không làm được, nếu không mọi người sẽ cảm thấy bạn là một người “nói mà không làm được” và họ sẽ mất niềm tin vào bạn. Ngược lại, nếu bạn chỉ hứa những việc mà mình chắc chắn làm được, mọi người sẽ cảm thấy bạn là một người “nói là làm”, và đặt niềm tin vào bạn.
Không nói những điều khiến người khác tổn thương
Đừng dễ dàng dùng lời nói để làm tổn thương người khác, nhất là với những người thân thiết với chúng ta.
Ông bà ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – tất nhiên, “lựa lời” ở đây không bảo bạn là phải ăn nói một cách “khôn khéo, giả tạo”, mà cần cân nhắc lời nào nên nói, lời nào không nên nói, đừng “xát muối” vào người khác. Tốt nhất là nên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.
Đối với việc của “các bậc trưởng bối”, hãy nghe nhiều nói ít
Những người lớn tuổi luôn không thích những người trẻ tuổi phát biểu quá nhiều ý kiến về việc của họ, nếu nói quá nhiều, họ sẽ cảm thấy bạn không phải là người biết kính trọng người lớn cũng như không biết khiêm tốn học hỏi. Vì vậy, hãy cân nhắc khi giao tiếp với người lớn tuổi, “kính lão đắc thọ”.