Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư phổi không rõ ràng, thường là không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:
Ho do kích thích, đờm có tia máu
Khi phát hiện hai triệu chứng này, bạn cần đặc biệt cảnh giác bởi chúng có thể là biểu hiện sớm của ung thư phế quản nguyên phát.
"Ho do kích thích" thường xảy ra do những tác động nhỏ từ bên ngoài vào phế quản. Trường hợp một cục u nhỏ mọc trên niêm mạc phế quản sẽ khiến bạn thường xuyên có cảm giác như bị một hạt cơm rơi vào phế quản, khiến cơ thể sẽ phản ứng kích thích dẫn đến ho không ngừng.
Cùng với đó, nếu thường xuyên gặp phải triệu chứng ho có đờm, bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới tình trạng đờm. Khi nhận thấy đờm có tia máu hoặc có máu, hãy tới khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm phế quản và viêm phổi tái diễn nhiều lần
Khi một khối u nằm gần đường khí, nó có thể gây ra tắc nghẽn dẫn đến các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản. Nhiễm trùng tái diễn nhiều lần có thể là do hút thuốc kéo dài hoặc một điều kiện như COPD, nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn đầu.
Những triệu chứng nêu trên cũng có thể do các điều kiện ít nghiêm trọng gây ra, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng là do ung thư phổi. Vì vậy, nếu gặp các triệu chứng kéo dài, bạn nên tới bệnh viện để khám và tìm ra nguyên nhân, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc lá.
Đau tức ngực
Đó là cảm giác khi bạn bị đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một vật gì đó hoặc khi ho hay cười. Dấu hiệu triệu chứng này có thể diễn ra trong thời gian dài mà không hết. Bạn cần chú ý bởi có thể đó là một trong những biểu hiện của ung thư phổi.
Đau tay, các ngón tay và tổn thương mắt
Loại ung thư này thường lan đến các hạch bạch huyết trước khi di căn sang các khu vực khác trong cơ thể. Cánh tay đau nhức lâu dài và bất thường phần lớn là do những hạch bạch huyết nhiễm bệnh trở nên phì đại và đè nén dây thần kinh.
Hơn nữa, kiểu đau tay báo hiệu ung thư không giống như các loại đau nhức, căng cơ thông thường. Cơn đau dạng này thường cố định ở một vị trí và có nhiều điểm tương đồng với đau dây thần kinh hoặc đau do viêm khớp.
Bốn nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi
Đến từ khoa Ung bướu thuộc Bệnh viện Đại học Đông Nam, chủ nhiệm Vương Thái Liên cho biết, các nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi gồm có thói quen hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, di truyền, tác hại nghề nghiệp…
Trong đó, hút thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh này. Được biết, tỉ lệ mắc ung thư phổi ở người thường hút thuốc cao gấp 10 lần so với người bình thường.
Nguy cơ này càng gia tăng đối với những người nghiện thuốc ở độ tuổi 50 trở lên. Càng đáng lo hơn nữa là với các đối tượng có thâm niên hút thuốc 20 năm và mỗi ngày hút trên 20 điếu, tỉ lệ mắc ung thư phổi ở mức báo động.
Những năm gần đây, tỉ lệ mắc căn bệnh này đang ngày càng tăng cao ở nữ giới. Một nghiên cứu tại Trung Quốc đã từng chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến chị em phụ nữ mắc ung thư phổi bắt nguồn từ khói dầu mỡ trong quá trình nấu ăn.
Những người làm các công việc về nấu nướng hoặc thường xuyên nấu ăn trong phòng bếp kín gió, không có hút mùi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Nhóm người làm việc trong các môi trường thiếu an toàn như hầm mỏ, nhà xưởng… cũng có nhiều khả năng mắc bệnh.
Cùng với đó, các yếu tố về môi trường như khói độc, khói từ các nhà máy hóa chất, phương tiện giao thông… cũng có khả năng kích thích mắt, yết hầu và gây tổn thương tổ chức tế bào hô hấp. Ngoài ra, người bị lao phổi, giãn phế quản, bệnh phổi mãn tính cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.
Để phòng ngừa căn bệnh này, việc thường xuyên chú ý kiểm tra định kì là điều không thể bỏ qua.