Những dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng
Ngứa nhiều vào buổi tối
Mảng da màu đỏ hay màu xám nâu ở tay, chân, mắt cá, cổ tay, cổ, ngực, mí mắt, bên trong vùng khuỷu tay hay đầu gối
Sẩn nhỏ
Da dày, khô và tróc vảy
Da sần, nhạy cảm và sưng lên do cào gãi.
Những biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng
+ Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh:
Bệnh thường xuất hiện sớm, vào khoảng từ 2 đến 3 tháng tuổi
Vùng da khô thường xuất hiện trên mặt, da đầu và có thể gây ra chứng mất ngủ ở trẻ.
Đứa bé có thể chà xát vào giường, thảm hay những vật dụng xung quanh để giảm ngứa.
Việc này rất dễ gây ra nhiễm trùng da.
Khi viêm da dị ứng khởi phát ở 2 tuổi, trẻ thường xuyên bị phát ban trên nếp gấp của khuỷu hay gối.
Vùng da trở nên dày hơn do cào gãi.
+ Những triệu chứng ở người lớn thì khác với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn:
Viêm da dị ứng có thể bắt đầu xuất hiện trên cả cơ thể, làm da khô và tróc vảy.
Người bệnh sẽ cảm thấy càng ngày càng ngứa và cơn ngứa sẽ diễn tiến tiếp tục mà không hề thuyên giảm.
Khi nào bạn cần khám bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có những triệu chứng dưới đây:
Mất ngủ hoặc những sinh hoạt cá nhân hằng ngày gây ảnh hưởng đến bạn; Đau vùng da bệnh; Da bị nhiễm trùng: vệt đỏ, mủ hay vảy vàng; Không thể tự chăm sóc bản thân; Ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Nếu bạn thấy con bạn cũng có những triệu chứng như trên hay bị viêm da dị ứng, cần đưa bé đến bác sĩ.
Các nguyên nhân làm cho viêm da dị ứng nặng thêm
Chất kích thích là các chất có thể gây tấy đỏ và ngứa hoặc rát da. Bao gồm:
Sợi len hoặc sợi nhân tạo
Xà phòng và chất tẩy rửa
Một số loại nước hoa và đồ trang điểm
Các chất như clo, dầu khoáng hoặc dung môi
Bụi hoặc cát
Khói thuốc lá.
Chất gây dị ứng là các chất gây nên dị ứng từ thực phẩm, thực vật, động vật hoặc không khí. Các chất gây dị ứng thường gặp là:
Trứng, đậu phộng, sữa, cá, các sản phẩm từ đậu nành và lúa mì
Mạt bụi
Mốc
Phấn hoa
Vảy da chó mèo.
Căng thẳng, giận dữ và thất vọng có thể làm cho viêm da dị ứng nặng thêm, nhưng chưa có bằng chứng về điều này.