Bụi mịn là gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, PM (particulate matter) còn gọi hạt bồ hóng trôi nổi trong không khí có kích thước và mật độ được tính bằng đơn vị micromet (μm). Loại bụi có đường kính 10 μm gọi là PM10 là bụi mịn.
Tuy nhiên, bụi siêu mịn còn nhỏ hơn cả bụi mịn. Bụi siêu mịn không thể thấy bằng mắt thường, nó nhỏ đến mức chỉ bằng 1/50 đường kính của 1 sợi tóc. Các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, xe hơi). Trong đó, sinh bụi nhiều nhất là từ xe chạy bằng dầu, ở công trình xây dựng, các nhà máy điện, từ đốt gỗ hoặc đốt rác, ở các nhà máy công nghiệp…
Bụi mịn làm trẻ chậm phát triển
Các loại bụi, đặc biệt là bụi siêu mịn PM 2.5 tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
Nguy hiểm hơn, trẻ em càng sống gần mặt đường, gần các công trình xây dựng hay nhà máy công nghiệp, nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp càng cao, từ 19-25% so với bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó phát triển chiều cao toàn diện và dễ bị còi xương nếu liên tục sống trong môi trường ô nhiễm không khí.
Cách bảo vệ trẻ, hạn chế tác động của bụi mịn tới sức khỏe
- Cho trẻ khẩu trang khi ra đường. Tuyệt đối hạn chế trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
– Tránh cho trẻ em ra ngoài trong giờ cao điểm giao thông.
– Nếu sống gần đường phố đông đúc hoặc công trình xây dựng, bạn nên đóng cửa sổ và cửa ra vào để không khí bị ô nhiễm không thể xâm nhập vào bên trong nhà.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lớp niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa, chống tổn thương tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Các loại đồ ăn được khuyến cáo là rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten (bơ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, súp lơ xanh, gan động vật, cá, trứng, sữa…