ường như những quy định, đề xuất cđược các Bộ ban hành nhằm chi phối mọi mối quan hệ trong gia đình đề ra gần đây lại đang khiến những người trong cuộc thấy phức tạp và khó khăn." />

Các Bộ xắn tay lo cho gia đình Việt Nam văn hóa

07:14, Thứ tư 24/04/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">ường như những quy định, đề xuất cđược các Bộ ban hành nhằm chi phối mọi mối quan hệ trong gia đình đề ra gần đây lại đang khiến những người trong cuộc thấy phức tạp và khó khăn.

Đời sống) - Mới đây các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã liên tục đưa ra các đề suất hoặc ban hành các quy định chi phối các mối quan hệ trong gia đình như luật hóa chuyện mang thai hộ, đề xuất cho kết hôn đồng giới, và mới đây nhất là giảm độ tuổi kết hôn...

[links()]
 
Việc các dự thảo hay văn bản luật đi sau vào tác động đến từng người dân trong xã hội thể hiện sự quan tâm, sát sao chỉ đạo của của Đảng và Nhà nước đối với người dân, là điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, có một hạn chế là dường như các quy định này lại đang góp phần làm phức tạp thêm các mối quan hệ trong gia đình vốn ngày càng thiếu tính gắn kết... Chính vì vậy mà nhiều người đã không khỏi lo lắng cho các mối quan hệ trong gia đình Việt khi phải chịu sự chi phối của quá nhiều quy định.
 
Hạ tuổi kết hôn
 
Ngày 16/4, Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 2000 đã được tổ chức và đặt ra vấn đề thực tiễn là quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay đã có quá nhiều thay đổi vì vậy cần cấp bách phải khẩn trương sửa đổi. 
 
Một trong những đề xuất quan trọng là hạ tuổi kết hôn xuống 2 tuổi so với quy định hiện hành đối với cả nam lẫn nữ, (quy định độ tuổi kết hôn hiện tại của nữ là từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi trở lên) vì có rất nhiều ý kiến cho rằng quy định về độ tuổi này đã không còn phù hợp, cần điều chỉnh theo hướng giảm.

 

Hạ tuổi kết hôn vì tình trạng tảo hôn, trẻ vị thanh niên quan hệ sớm ngày càng nhiều
Hạ tuổi kết hôn vì tình trạng tảo hôn, trẻ vị thanh niên quan hệ sớm ngày càng nhiều
Lý do được đưa ra cho đề xuất này là tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc nói chung đã và đang rất phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những vấn đề được xem là trầm trọng hơn nhiều như việc độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục ở của trẻ vị thành niên đang ngày càng giảm, dẫn đến hàng loạt các hệ lụy do không hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản như nạo phá thai, ly hôn, bệnh tật...
 
Rõ ràng, những vấn đề nêu ra xung quanh quy định này cho thấy các văn bản pháp luật nước ta đang phải chạy theo thực tế xã hội chứ không phải điều tiết hay định hướng các mối quan hệ. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng chuyện tình yêu đôi lứa là bản năng của con người, và kết hôn cũng là một nhu cầu nguyện vọng hợp lý nên Nhà nước không thể tác động quá nhiều đến những vấn đề chính đáng ấy. 
 
Nên chăng những người làm luật, các cơ quan chức năng nên đi sâu tìm hiểu và đưa ra các quy định nhằm ràng buộc chặt chẽ hơn hay có những hình phạt thật nghiêm khắc với những người kết hôn sớm để họ chịu trách nhiệm với quyết định của mình? Có lẽ đấy mới là những hành động cần thiết vừa tạo ra những quy định có tính răn đe để điều tiết các mối quan hệ đồng thời được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tình yêu và quyền tự do kết hôn của giới trẻ hiện nay.
 
Chấp nhận hay xử phạt kết hôn đồng tính?
 
Một quy định nữa chi phối trực tiếp đến tình yêu và việc kết hôn cũng rất được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây là việc kết hôn đồng tính. Mới đây Bộ Y tế kiến nghị khi sửa Luật Hôn nhân-Gia đình cần chấp nhận kết hôn đồng giới vì nó là quyền được sống thực với gì mình có - đó là quyền con người. 
 
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế: "Đứng ở góc độ y tế thì đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (gọi chung là người đồng tính) không phải là một loại bệnh. Vì vậy, y học không thể can thiệp và cũng không thể chữa khỏi". Người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.
 
Nên chấp nhận hay quyết xử phạt hôn nhân đồng tính?
Nên chấp nhận hay quyết xử phạt hôn nhân đồng tính?
Trước đây quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được Bộ tư pháp quy định. Theo đó, bản dự thảo Nghị định có nội dung xử phạt người kết hôn đồng giới với mức phạt tăng nặng hơn trước, mức cao nhất lên đến 1 triệu đồng.
 
Hai con người độc thân, có tình cảm yêu thương lẫn nhau, muốn tiến đến hôn nhân là hoàn toàn phù hợp, là quyền được sống thực với bản thân họ, tại sao pháp luật lại tác động trực tiếp vào vấn đề này và đưa ra sự cấm đoán?
 
Các ý kiến phản đối đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý trong quy định xử phạt người đồng tính kết hôn, đó là: không có căn cứ, vi phạm quyền con người, không khả thi trong thực tế… Trong khi đó, cộng đồng người đồng tính bày tỏ sự thất vọng đối với quy định xử phạt này trong bản dự thảo Nghị định. Một số tổ chức bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam cũng lên tiếng và có hành động kêu gọi, kiến nghị hủy bỏ quy định xử phạt người kết hôn đồng tính.
 
Phải chăng vì đã nhận thấy được sự bất hợp lý ở quy định trên, nên Bộ tư pháp mới chuyển từ cấm sang không không quy định cụ thể và rồi để Bộ y tế kiến nghị đồng ý?
 
Cho phép mang thai hộ nhưng lại cấm đẻ thuê
 
Ông bà ta từ xưa đến nay vẫn thường xuyên cấm cản con cháu yêu đương, kết hôn nên thôi thì những quy định của Nhà nước tác động lên vấn đề này cũng dễ hiểu. Nhưng ngay cả việc sinh con đẻ cái, chuyện xưa nay không ai cấm cũng bị tác động chi phối thì có lẽ mọi chuyện đã trở nên lạ lùng.
 
Việc Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc có tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình cùng với đó là những ý kiến đưa ra thì nên cho phép “mang thai hộ”, nhưng lại cấm “đẻ thuê” không khỏi khiến người dân hoang mang. 
 
Rõ ràng việc đẻ thuê hay mang thai hộ là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, xuất phát từ thực tế nhiều người phụ nữ không có khả năng mang thai, không thể sinh con được nhưng họ vẫn muốn có con nên mượn bụng của người khác có điều kiện mà được sự đồng ý, chấp thuận của người được nhờ và đây cùng là nhu cầu và mong muốn chính đáng cũng như rất nhân văn.

 

Cho phép mang thai hộ vì nó là nhân văn, còn cấm đẻ thuê vì không đạo đức.? (Ảnh TTO.)
Cho phép mang thai hộ vì nó là nhân văn, còn cấm đẻ thuê vì không đạo đức.? (Ảnh TTO.)
Mang thai hộ và đẻ thuê cùng một bản chất, chỉ có cách gọi tên là khác nhau thôi nhưng việc các cơ quan chức năng đề suất cho phép mang thai hộ mà cấm đẻ thuê đã khiến người dân không khỏi hoang mang, bức xúc.
 
Gia đình là tế bào quan trọng của xã hội, một đất nước bao gồm những gia đình bền vững, hòa thuận, hạnh phúc chắc chắn sẽ là đất nước vững mạnh. Trên đất nước ta, đa số những tế bào này đã và đang được công nhận là gia đình văn hóa. Những quy định, đề xuất cđược các Bộ ban hành nhằm chi phối mọi mối quan hệ trong gia đình đề ra gần đây lại hẳn cũng nhằm mục tiêu nâng cao hơn nữa sự văn hóa trong các gia đình nhưng dương như đang khiến những người trong cuộc thấy phức tạp và khó khăn.
  • Mai Linh
 
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc