Dân gian có câu "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba" hay "Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn". Nguồn gốc của câu nói "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba"
Theo phong thủy
Theo quan niệm dân gian, đó là những ngày "Tam Nương sát". Vào những ngày này, Ngọc Hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp (Tam nương) xuống hạ giới để làm mê muội và thử lòng con người. Nếu ai gặp phải sẽ bị các cô làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc. Những ngày Tam nương sát gồm "Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất (đầu tháng ngày 3, ngày 7); trung tuần Thập tam Thập bát dương (giữa tháng ngày 13, 18); hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27)". Đó là những ngày được cho là xuất hành hoặc khởi sự đều vất vả, không được việc.
Theo quan niệm ngày, giờ tốt
Từ thời xa xưa, khi cha ông ta gặp những chuyện không hay như làm nhà bị sập, gây chết người hoặc làm công việc hệ trọng như cưới hỏi, đi xa nhưng không thành đã đúc kết được rằng, vào những ngày cụ thể nào đó sẽ không tốt để làm việc lớn. Từ đó có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu truyền từ đời này qua đời khác và cho đến tận hôm nay.
Quan niệm truyền thống cho rằng, con số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Do đó, làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì khả năng thành công sẽ cao hơn.Số 3, 7 trong câu "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" chỉ là một sự ước lệ, ám chỉ những ngày lẻ.
Quan niệm ngày nay về câu nói "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba"
Ngày nay, quan niệm về ngày xấu, ngày tốt vẫn còn trong tiềm thức của người dân Việt nhưng không quá khắt khe như ngày xưa. Bằng chứng là vào những ngày đó, các bến tàu, bến xe vẫn đông đúc, xe ô tô vẫn chạy đường dài, công việc vẫn diễn triển bình thường.
Đôi khi vẫn có người hỏng việc vào những ngày đó rồi vin vào cớ là ngày xấu, từ đó kiêng kỵ thái quá thì không nên, vì rất có thể đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tóm lại, không thể nói là phê phán quan niệm chọn ngày tốt - xấu nhưng mọi người cũng cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc chung.
Những ngày khác nên kiêng
Các ngày 5, 14, 23 lại được cho là ngày Nguyệt kỵ. Các ngày này cộng lại đều bằng 5, dân gian thường gọi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.
Ông Kiệm cũng cho biết thêm, phi tinh trong cửu cung bát quái gồm có nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số cửu tinh này thì sao ngũ hoàng (thuộc trung cung) được cho là xấu nhất, vận sao ngũ hoàng bay tới đâu mang họa tới đó. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về ngũ hoàng.
Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói "nen nét như rắn mùng 5". Vào ngày này rắn không ra khỏi mà bởi vì thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và vũ trụ không bình thường gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài. Tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn.
Trên góc độ khoa học, do đúc kết nhiều sự kiện mà cả người phương Đông và người phương Tây đều có ngày này. Ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch trong một tháng đều được gọi là ngày Tam nương.
"Ngày Tam nương được các dân tộc Á Đông tính theo âm lịch, các nước phương Tây tính theo dương lịch và gọi là ngày Nguyệt kị. Ở phương Tây, người ta cũng thống kê nhiều tai nạn nguy hiểm xảy ra vào ngày Nguyệt kỵ. Bên phương Đông cũng tương tự, bởi vậy mới sinh ra quan niệm kiêng kỵ nhiều thứ vào ngày "Tam nương", TS. Vũ Thế Khanh nói.
Cũng theo TS. Vũ Thế Khanh, việc trùng lặp xảy ra nhiều tai nạn vào những ngày Tam nương theo góc độ khoa học, là do bản chất ngày âm lịch liên quan đến chu kỳ Mặt trăng quay quanh Mặt trời, sự thay đổi này cũng ảnh hưởng tâm sinh lý của con người.
"Bản chất ngày âm lịch là liên quan đến Mặt trăng. Thủy triều hình thành là do sức hút giữa Mặt trăng và Trái đất. Con người cũng giống một hành tinh nhỏ, 70% cơ thể chúng ta là nước, bởi vậy chu kỳ quay của Mặt trăng cũng làm ảnh hưởng tâm sinh lý của chúng ta, gây ra những phản ứng khác thường của cơ thể, cách xử trí của chúng ta trước các sự cố cũng bị ảnh hưởng", TS. Khanh lý giải.
Để tránh lo lắng trong ngày Tam nương, TS. Khanh cho rằng nên tránh làm việc lớn, nếu có thể chuyển dời sang ngày khác thì tốt hơn. Với công việc không thể tránh, việc bình tĩnh xử lý sẽ giúp ta bình an, tránh mọi tai họa.