Những vật dụng vô dụng – Không gian bừa bộn, tâm trí nặng nề
Nhiều người có thói quen tích trữ rất nhiều đồ đạc vì bỏ đi thì tiếc, dù để lại cũng chẳng làm gì, tuy nhiên điều này không tốt. Trước hết là chật chội, bẩn thỉu, sau còn dễ sinh ra bệnh tật.
Giữ lại quá nhiều đồ đạc không dùng tới chính là cách ta tự trói buộc mình trong quá khứ. Mỗi món đồ cũ kỹ không dùng đến lại là một phần ký ức chưa buông, một quyết định chưa dứt khoát.
Người xưa có câu: "Sở hữu ít hơn, sống nhiều hơn." Khi đơn giản hóa không gian sống, ta cũng chính là dọn dẹp sạch sẽ tâm trí mình, có như thế bạn mới cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm, có động lực phấn đấu nhiều hơn nữa.

Thức ăn dư thừa – Sự lãng phí dẫn đến nghèo nàn
Ngay từ xa xưa, thức ăn rất được coi trọng, có thức ăn, thực phẩm mới giữ được mạng sống của con người. Thực phẩm luôn gắn với lòng biết ơn và sự trân trọng. Thế nhưng ngày nay, do kinh tế dư dả lại thêm tính cách thích thể hiện của nhiều mà thực phẩm thường bị đổ bỏ lãng phí.
Triết gia Socrates từng nói: "Xa xỉ là nghèo khổ do con người tạo ra." Thức ăn bị bỏ phí không chỉ là tổn thất vật chất, mà còn là biểu hiện của sự thiếu tiết chế. Những bữa ăn thịnh soạn không bằng bữa cơm giản dị nhưng đủ đầy và yêu thương.
Việc ăn uống điều độ cũng là một cách dưỡng sinh. Nó giúp nuôi dưỡng sức khỏe, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, tinh thần và cả đạo đức – bởi “tiết kiệm chính là nuôi dưỡng đức hạnh”.
Cảm xúc tiêu cực – Gánh nặng vô hình của tâm hồn
Cảm xúc tiêu cực giống như một cục đá tảng trong lòng. Nếu không học cách tiết chế và thay đổi, nó có thể phá hỏng mọi mối quan hệ, giết chết động lực, sinh khí, quyết tâm và làm tiêu hao năng lượng sống.
Daniel Goleman – tác giả cuốn “Trí tuệ cảm xúc” – khẳng định rằng: năng lực quản lý cảm xúc là chìa khóa của thành công và hạnh phúc. Một tâm trí an tĩnh sẽ đưa ra quyết định tốt hơn, duy trì được sự kiên định trước khó khăn.
Vì thế dù trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng suy nghĩ tích cực, có như thế mới có quyết tâm mà sống tiếp. Nếu cứ chìm đắm trong nỗi buồn, chẳng mấy chốc bạn sẽ bị nó nhấn chìm vĩnh viễn.

Nợ nần – Xiềng xích của tự do
Ngày nay có nhiều người thích nợ nần. Họ ăn tiêu phung phí và vay nợ liên miên. Trong thời đại thẻ tín dụng và mua sắm trả góp, nợ không chỉ là chuyện tài chính mà còn là gánh nặng tinh thần. Việc chi tiêu quá đà để thỏa mãn nhất thời sẽ làm mất đi sự tự do dài hạn.
Nợ nần qua nhiều khiến con người ta mất đi động lực, lúc nào cũng chán chường, tâm trạng trở nên tự ti hèn mọn. Vì thế nếu có thể, hãy hạn chế việc nợ nần một cách tối đa.
Quản lý tiền bạc cần thời gian và kiên nhẫn. “Nước chảy đá mòn” không chỉ là lời dạy về nỗ lực mà còn là nguyên tắc tài chính: tích tiểu thành đại, tiết chế mới bền lâu.