Các cụ xưa nói: 'Đời người có 2 bữa tuyệt đối không nên ăn', con cháu nhớ cho kỹ

10:13, Thứ tư 28/06/2023

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu nói rằng: "Đời người có 2 bữa tuyệt đối đừng ăn", vậy đó là 2 bữa nào?

“Đời người có hai bữa không nên ăn”, ăn một lần là thất lễ. Bạn có biết đó là bữa nào không?

Tiệc đã dọn sẵn không nên ăn

4

Trong cuộc sống hàng ngày, không thể tránh khỏi việc có nhiều bữa ăn khác nhau, và mỗi bữa ăn đều có ý nghĩa và mục đích của nó.

Người xưa có câu: “Tiệc đã dọn sẵn không nên ăn”, có nghĩa là: Khi bạn đến một gia đình làm khách, thấy chủ nhà đã dọn sẵn đồ ăn rồi, thì không nên ăn. Nếu chủ nhà mời thì nên từ chối, nếu không sẽ bị coi thường.

Vì trong trường hợp này, rõ ràng chủ nhà đã không coi trọng người được mời. Nếu chủ nhà đang mời ai đó đến nhà với tư cách là khách, nhưng bữa ăn lại được dọn ra ăn trước khi khách đến. Cho dù khách đến muộn, tại sao không thể đợi khách? Hành động thất lễ này cho thấy rằng người được mời là một người không mấy quan trọng đối với chủ nhà.

Cho nên, gặp loại bữa tiệc này, bình thường không nên ăn, nếu có nén giận ăn bữa tiệc này, cũng có thể sẽ bị người cùng bàn tiệc xem thường.

Tuy nhiên, đối với những người thân, bạn bè thân thiết thì không nên áp dụng quy tắc này.

Rượu đã rời bàn không nên đụng

8

Cái gọi là “rượu đã rời bàn” và “tiệc đã dọn sẵn” là như nhau về bản chất. Có nghĩa là: Rượu trong bữa tiệc đã xuống bàn, bỗng có một vị khách mới đến, chủ nhà lấy rượu mời vị khách mới đến uống, với tư cách là người khách mới đến thì rượu đó không nên uống.

Loại rượu này là một kiểu thiếu tôn trọng khách trên bàn tiệc, sẽ khiến cả chủ và khách đều cảm thấy khó coi, buồn chán. Bởi vì, lúc này trên bàn chỉ còn lại thức ăn thừa, lại uống nữa sẽ cạn. Nếu chủ nhà không chuẩn bị thêm đồ ăn, xem ra là tiếp đãi không chu đáo; nếu chủ nhà chuẩn bị thêm đồ ăn mới thì sẽ gián tiếp gây thêm phiền phức cho chủ nhà. Điều này không chỉ làm chậm trễ thời gian của người khác mà còn gây phiền nhiễu và và cực kỳ thất lễ.

Hơn nữa, người Trung Quốc có câu nói: “Ăn cơm rồi thì không uống rượu nữa”. Bởi vì, “Phạn – bữa cơm” với “Phạm – vi phạm”, “Tửu – rượu” với “Cửu – lâu” là những từ đồng âm, nếu sau bữa ăn mà uống rượu sẽ bị gọi là “rượu sau phạm thượng”, tương lai sau này sẽ bất kính với người lớn tuổi, xúc phạm người trên.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo