Cách phân biệt ho gà với ho thông thường ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

( PHUNUTODAY ) - Thời tiết chuyển mùa, những cơn ho kéo dài thường xuất hiện ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Đặc biệt ho gà khá nguy hiểm, vậy làm thế nào để phân biệt được ho gà với ho thông thường.

Bệnh ho gà nguy hiểm thế nào?

Ho gà là bệnh do vi khuẩn ho gà (tên khoa học là Bordetella pertussis) gây nên, vi khuẩn này lây theo đường hô hấp.

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố có tên là Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.

be-bi-ho-3

Vào mùa thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng cũng không lạnh là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Cách phân biệt ho gà với ho thông thường

Ho gà

Con đã bị cảm lạnh hơn một tuần và bây giờ đang bị các cơn ho hành hạ, có lúc ho nhiều hơn 20 lần trong một hơi. Giữa các cơn, con thấy khó thở, có tiếng ho khúc khắc khi hít vào.Ho gà chính là tên của thủ phạm. Vi khuẩn ho gà tấn công niêm mạc đường hô hấp, gây viêm nhiễm nặng làm thu hẹp đường hô hấp. Trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ có nhiều nguy cơ mắc ho gà. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là nguy cơ cao nhất. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng chưa đủ sức nên tiếng ho gà cũng không rõ ràng lắm, vì vậy bố mẹ sẽ khó phát hiện. Thay vào đó, khi cơn ho có thể kéo dài đến đỉnh điểm là bé sẽ nôn ói, tạm ngưng thở, và môi có thể ngả thành màu tím vì bé không tiếp nhận đủ oxy.Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy các triệu chứng trên. Trẻ dưới 6 tháng sẽ cần phải nhập viện. Vùng nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh, và những người khác trong gia đình cũng cần uống để phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch, vì ho gà rất dễ lây và khả năng miễn dịch lại bị suy yếu trong vòng năm năm sau khi chủng ngừa.

Ho khàn tiếng

Bé nhà bạn phải đi ngủ với một cái mũi nghẹt nước nhưng may là bé vẫn ngủ yên trong một vài giờ. Đột nhiên, bạn nghe thấy tiếng ho văng vẳng của bé. Bạn thấy con đang rất khó khăn trong mỗi nhịp thở của mình.Nguyên nhân là do viêm thanh khí phế quản, một căn bệnh do virus gây viêm ở thanh quản và khí quản. Bệnh này phổ biến nhất là giữa tháng 10 và tháng 3, thường ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Cơn ho này thường trở nên dịu hơn vào ban ngày nhưng sẽ quay trở lại vào ban đêm. Tiếng ho đôi khi cũng nghe như tiếng thở rít. Một vài trẻ cũng thường mắc bệnh này khi bị cảm lạnh.

be-bi-ho-2

Ho có đờm

Ho có dịch nhầy, ngoài ra bé còn bị sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt, và chán ăn.Chỉ là chứng cảm lạnh thông thường, có thể kéo dài 1-2 tuần, nặng nhất (và dễ lây nhất) là thời gian vài ngày đầu tiên. Một thông tin thêm là trẻ thường bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần một năm.Vì cảm lạnh là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Nếu bé còn quá nhỏ không thể hỉ mũi được, mẹ hãy dùng nước muối nhỏ mũi chuyên dụng và ống hút mũi để giúp lấy đi các chất nhầy, giúp bé bớt ngứa mũi, ngứa họng gây ho.Máy phun sương tạo độ ẩm và tắm nước ấm cũng rất có ích lúc này. Ngoài ra, bạn phải hỏi ý bác sĩ trước khi cho con uống bất kỳ loại thuốc không cần bán theo đơn nào, và đừng quên hỏi ở tuổi của bé  thì có thể ngậm thuốc ho được hay chưa.

Ho khò khè, ùng ục

Bé đã bị cảm lạnh vài ngày nay rồi, bây giờ cơn ho của bé trở nên mệt nhoài, nghe hết hơi như tiếng huýt sáo. Hình như bé đang thở nhanh gấp và còn rất dễ cáu kỉnh.Nguyên nhân có thể là viêm phế quản, nhiễm trùng tiểu phế quản. Khi cổ họng sưng lên, đầy chất nhờn thì rất khó thở. Bệnh này thường tấn công các em bé sơ sinh vào mùa đông. Liên hệ bác sĩ nhi khoa ngay nếu con có dấu hiệu khó thở hoặc khó uống.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link