Cách trồng cây chùm ngây ngừa ung thư cực đơn giản tại nhà

( PHUNUTODAY ) - Chùm ngây không chỉ nấu canh ngon và mát mà còn là bài thuốc hữu hiệu ngừa bệnh ung thư đó. Vậy làm thế nào để trồng chùm ngây đúng cách

Chùm ngây là loại cây lương thực, thảo dược quý đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) xác nhận giá trị. Cây chùm ngây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng nhiều ở các nước vùng nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, chùm ngây được trồng nhiều với mục đích để làm thực phẩm, làm thuốc.

Công dụng 

Theo các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới, cây chùm ngây có rất nhiều tác dụng. Khoa học đã chứng minh, trong cây rau chùm ngây có hơn 90 dưỡng chất quan trọng như các vitamin thiết yếu, axit amin, hợp chất phenol và nhiều khoáng chất khác. Hàm lượng canxi có trong chùm ngây cao gấp 4 lần sữa, vitamin A nhiều hơn cà rốt gấp 4 lần và vitamin C nhiều gấp 7 lần quả cam.

mach-chi-em-cach-trong-chum-ngay-loai-rau-bo-gap-may-lan-sua-va-hanh-nhan-zd7hm4o-1497415566-width500height373

Nó được người ta ca tụng như 1 loại "thần dược" có khả năng chữa nhiều loại bệnh như: tiểu đường, mỡ máu, ung thư, bệnh còi xương, thiếu máu, một số bệnh về gan, bệnh tim mạch, co giật, hạ huyết áp, chống oxy hóa… Có thể thấy, cây chùm ngây có tác dụng với hầu hết các bệnh thường gặp ở cơ thể người.

Ở nhiều nơi, người ta còn sử dụng lá cây chùm ngây để ăn như một loại rau bổ dưỡng hàng ngày, hoặc nghiền làm nước sinh tố, thậm chí là ăn sống. 

Trong tất cả các bộ phận của cây chùm ngây thì người ta sử dụng lá là chủ yếu hơn cả. Thực tế là ở phần lá cây chùm ngây có thành phần dinh dưỡng rât lớn.

Cách trồng rau chùm ngây

Bước 1: Ươm mầm

Vì vỏ hạt chùm ngây rất cứng nên cần ngâm hạt trong nước ấm để làm mềm lớp vỏ bên ngoài. Pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh rồi ngâm hạt chùm ngây trong đó ít nhất 24 giờ. Sau khi vớt hạt ra thì lấy khăn bọc lại rồi để trong chỗ tối. Mỗi ngày một lần, bạn nhúng bọc hạt vào trong nước rồi vẩy nhẹ để tránh ứ nước bên trong. Quá trình thao tác cần nhẹ nhàng để tránh làm gãy các mầm non mới nhú. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh và nảy mầm.

Bước 2: Trồng cây

Sau khi hạt nảy mầm thì đem vào chậu có đất tơi xốp. Cây chùm ngây ưa đất ráo nước, nhiều cát. Thậm chí, dù là đất xấu thì chùm ngây cũng phát triển tốt. Chậu trồng chùm ngây cần có lỗ để thoát nước. 

Sau khi trồng khoảng 1 tuần, cây chùm ngây bắt đầu cứng cáp và mọc ra các lá thật. 

mach-chi-em-cach-trong-chum-ngay-loai-rau-bo-gap-may-lan-sua-va-hanh-nhan-3-1497415566-width500height423

Bước 3: Chăm sóc

Cây chùm ngây phát triển khá nhanh và không cần dành thời gian chăm sóc nhiều. Cây chịu được hạn hán, ưa nắng nên cần trồng ở nơi nhiều nắng. Cây hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt. 

mach-chi-em-cach-trong-chum-ngay-loai-rau-bo-gap-may-lan-sua-va-hanh-nhan-4-1497415566-width500height667

Bước 4: Thu hoạch

Khoảng 3 tháng kể từ khi trồng (cây cao khoảng 60cm) thì bạn có thể cắt lấy lá phần ngọn để sử dụng và thúc cây đâm nhiều chồi. Đến khi 6 tháng tuổi, trung bình mỗi cây chùm ngây có thể cho từ 500 đến 900g lá tươi mỗi tháng. 

Theo:  khoevadep.com.vn copy link