Cái ch.ết oan trái của chú chó miệng đầy máu và nỗi ân hận day dứt cả đời của người chủ

( PHUNUTODAY ) - Nếu có tức giận, mong bạn hãy dừng lại 1 nhịp trước khi hành động để khỏi ân hận về sau.

Người đàn ông ra ngoài săn bắn, để con chó ở nhà trông chừng đứa bé. Khi ông trở về, nhìn thấy khắp sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa bé đâu cả. Còn con chó thì vừa liếm máu tươi ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy cái đuôi vui vẻ nhìn ông.

Người đàn ông nổi giận, liền rút con dao đâm mạnh vào bụng con chó. Con chó kêu thảm một tiếng, làm cho đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm loang lổ vết máu giật mình tỉnh dậy. Lúc này, người đàn ông kia mới phát hiện xác chết của một con cho sói đang nằm bên cạnh góc tường.

Rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã giống với những gì bạn nghĩ.

Trong những việc đối nhân xử thế, nên cho người ta có cơ hội để giải thích, và hãy nhẫn nại lắng nghe những lời giải thích của người ta. Có như vậy, cuộc đời chúng ta sẽ tránh được rất nhiều điều khiến ta phải hối tiếc về sau này.

tinhhoa.net-TBUQx4-20150702-bai-hoc-tu-cai-chet-cua-chu-cho-mieng-day-mau

Không hỏi, không nói, không giải thích đây không phải là thể hiện sự mạnh mẽ, hoặc cá tính mà nó chính là sự bất công, không có trách nhiệm với chính mình và những người khác.

Mình không hỏi + bạn không nói = khoảng cách;

Mình hỏi rồi + bạn không trả lời = rời xa;

Mình hỏi + bạn trả lời = tôn trọng;

Mình chưa hỏi + bạn đã nói = tín nhiệm.

Đôi lòng gần nhau, lời nói hành vi sẽ tự nhiên như nước chảy; khi lòng đã cách xa, lời nói hành vi ảm đạm như hoa lá mùa thu.

Không sợ cách nhau đến tận chân trời, chỉ sợ lòng không ở cạnh nhau.

Bất cứ lúc nào, thông hiểu lẫn nhau đều rất quan trọng, đặc biệt là đối với những người mà bạn yêu quý nhất, còn những người trong gia đình mà nói thì càng quan trọng hơn.

Hãy luôn giữ tâm trí bình tĩnh để giải quyết vấn đề

nha-trang-hoai-cam

Có một lần, Đức Phật cùng những môn đồ của mình đi dạo từ một thị trấn này sang một thị trấn khác. Trên đường đi, họ tình cờ đi ngang qua một cái hồ. Tất cả mọi người đều dừng chân tại đó và Đức Phật đã nói với một trong những môn đồ của mình: “Ta đang rất khát. Anh hãy lấy cho ta một ít nước từ cái hồ đó”.

Người môn đồ liền bước đến phía hồ nước. Khi anh ta đến nơi, anh ta thấy có một vài người làng đang giặt giũ quần áo ở trong nước, đúng lúc đó, một chiếc xe bò bắt đầu băng qua bờ hồ. Kết quả là, nước trong hồ bị khuấy trở nên rất đục ngầu và xám xịt. Người môn đồ liền nghĩ: “Làm sao ta có thể mang nước đục ngầu này về cho Đức Phật uống được?!” Do vậy, anh ta trở về và thưa với Đức Phật: “Thưa Người, nước ở trong hồ đó đã rất đục. Con không nghĩ nó còn thích hợp để uống nữa”.

Nghe vậy, Đức Phật liền nói: “Vậy chúng ta hãy qua chỗ mấy cái cây kia ngồi nghỉ một lúc”. Sau khoảng nửa giờ, Đức Phật một lần nữa bảo người môn đồ kia đi đến cái hồ đó để lấy nước cho Người uống. Người môn đồ ngoan ngoãn quay trở lại hồ nước. Lần này anh ta thấy rằng nước trong hồ đã hoàn toàn trong vắt, bùn đã lắng xuống hết và nước phía trên hoàn toàn có thể uống. Do đó, anh ta lấy một ít nước đổ vào chiếc bình và mang về cho Đức Phật uống.

Đức Phật nhìn vào hồ nước, rồi lại nhìn vào người môn đồ và nói: “Hãy nhìn xem, khi anh để cho bùn trong nước lắng xuống, anh sẽ có nước sạch. Anh không cần phải bỏ ra một chút nỗ lực nào cả”.

Tâm trí của bạn cũng giống như vậy. Khi nó bị khuấy động, trở nên hỗn độn và bối rối, hãy để cho nó được thư thái, đừng nghĩ gì và cũng đừng làm gì. Đừng bắt bản thân phải suy nghĩ để rồi trong lúc nóng vội đưa ra những quyết định sai lầm, để lại những nuối tiếc, ân hận vì những quyết định trong lúc mất bình tĩnh như vậy. Hãy cho nó một ít thời gian, nó sẽ tự ổn định lại. Chúng ta có thể đánh giá và đưa ra những quyết định tốt nhất trong cuộc sống khi chúng ta bình tĩnh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link