Cận cảnh vũ khí siêu đẳng của Mỹ trong tương lai

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mặc dù ý tưởng về pháo điện từ đã có từ những năm 1920 của thế kỷ trước nhưng mãi tới năm 2000, những mẫu pháo điện từ mới được thử nghiệm lần đầu tiên bởi quân đội Mỹ. Theo kế hoạch, vào năm 2025 quân đội Mỹ sẽ được trang bị loại vũ khí đầy uy lực này.

Pháo điện từ là loại vũ khí hoạt động dựa theo nguyên tắc là nhờ lực đẩy sinh ra do 2 rãnh của nòng pháo được tích điện trái dấu, khác hẳn với các loại pháo thông thường hay dùng lực đẩy là nhờ thuốc nổ.
Một trong những lợi thế của pháo điện từ là vận tốc và tầm xa của đạn vượt trội hơn hẳn so với pháo thông thường hiện nay. Pháo điện từ không dùng thuốc nổ khi bắn nên sẽ làm tăng đáng kể độ an toàn cho phương tiện mà trang bị chúng.
Theo các chuyên gia quân sự, vận tốc đầu đạn của pháo điện từ có thể nhanh gấp 7 lần vận tốc âm thanh, tức là hơn 8000 km/h (lớn hơn 8 lần vận tốc đạn của pháo thông thường).
Với vận tốc lớn như vậy nên sức công phá của đầu đạn pháo điện từ chủ yếu dựa vào động năng rất lớn của chúng. Trong khi sức công phá của đầu đạn pháo thông thường nhờ một phần lớn vào sức mạnh thuốc nổ ở đầu đạn.
Bởi vì với vận tốc của đầu đạn pháo điện từ rất lớn (nảy sinh sự ăn mòn khủng khiếp và nhiệt độ tăng rất nhanh khi bắn) nên vấn đề về vật liệu chế tạo là một rào cản kỹ thuật mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
Ngoài ra, tầm xa của loại pháo điện từ khiến chúng ta phải kinh ngạc. Chúng có thể bắn tới phạm vi hàng trăm km, tương đương với tầm bắn của tên lửa hành trình. Trong khi các loại pháo thông thường chỉ bắn được không quá 40 km.
Những ưu điểm của loại pháo điện từ này đòi hỏi một lực điện từ sinh ra rất lớn, nên việc cung cấp một năng lượng điện lớn khi pháo được trang bị trên tàu chiến cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các nhà sản xuất vũ khí.
Theo kế hoạch, vào năm 2025, Mỹ sẽ bắt đầu trang bị cho các tàu chiến loại pháo điện từ cho lực lượng tàu chiến. Theo các chuyên gia quân sự, đến lúc đó chúng hoàn toàn có thể thay thế được vai trò của các tên lửa hành trình, ví dụ như tên lửa hành trình Tomahawk.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT